Dùng thớt bằng nhựa, gỗ hay thủy tinh thì tốt hơn? Đây là lý do chuyên gia khuyên nên hạn chế thớt nhựa

Ngày 02/03/2024 14:00 PM (GMT+7)

Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thớt nhựa tạo ra từ 1.500 đến 7.600 hạt vi nhựa, có thể bám vào dao và dính vào thức ăn gây hại đến sức khỏe con người.

Dùng thớt nhựa không tốt cho sức khỏe và môi trường, về lâu dài. Đây là kết luận của nghiên cứu công bố hồi giữa năm 2023 trên tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường, Hiệp hội Hóa chất Mỹ.

1. Mối nguy hại khi dùng thớt nhựa lâu ngày

Nhóm nhà nghiên cứu Himani Yadav và cộng sự cho biết mỗi nhát chặt, thái thực phẩm trên thớt nhựa, sẽ sản sinh khoảng 15 hạt vi nhựa. Giả định rằng một người bình thường thực hiện 500 lần cắt mỗi ngày trên thớt, tương đương 128.000 lần cắt mỗi năm. Với những con số đó, mức phơi nhiễm vi nhựa tích lũy dao động từ 7,4 đến 50,7 gam mỗi năm. Một chiếc thẻ tín dụng bằng nhựa nặng khoảng 5 gam, như thế, bạn có thể tiêu thụ tới 10 thẻ tín dụng mỗi năm vào cơ thể nếu dùng thớt nhựa.

Thớt nhựa được sử dụng khá phổ biến. (Ảnh minh họa).

Thớt nhựa được sử dụng khá phổ biến. (Ảnh minh họa). 

Nhiều nghiên cứu chứng minh hạt vi nhựa có hại cho môi trường và động vật. Ví dụ, các nghiên cứu trên động vật đã liên kết vi hạt nhựa với nguy cơ bị stress, ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản và rối loạn nội tiết.

Tasha Stoiber, nhà khoa học cấp cao tại Nhóm công tác môi trường, Mỹ, giải thích, thớt nhựa có nhiều khả năng chứa vi khuẩn và khó khử trùng hơn so với thớt gỗ. Bà cho biết thêm, bề mặt mềm mại của thớt nhựa dễ dàng tạo ra các rãnh khi cắt, về cơ bản không thể vệ sinh triệt để được. Điều này còn chưa kể việc vật liệu làm ra thớt nhựa có chứa Phthalates - một nhóm hóa chất được sử dụng để làm cho nhựa bền hơn nhưng chúng có thể gây hại cho cơ thể con người.

2. Ưu nhược điểm của thớt bằng tre, gỗ hay kim loại

Thay vì dùng thớt nhựa, Stoiber khuyên bạn nên dùng loại thớt cứng như gỗ, tre hoặc thậm chí là thớt kim loại, thớt kính - những loại bền hơn và do đó ít có khả năng tạo rãnh và chứa vi khuẩn.

Mỗi loại thớt có ưu nhược điểm khác nhau. (Ảnh minh họa)

Mỗi loại thớt có ưu nhược điểm khác nhau. (Ảnh minh họa)

Thớt gỗ có khả năng hút ẩm, không dễ làm hỏng lưỡi dao và có đặc tính kháng khuẩn nhất định. Nó có độ đàn hồi cao nên phù hợp để chặt xương, thịt cần tác dụng lực lớn.

Nhược điểm của thớt gỗ là nặng, có khả năng tích tụ vi khuẩn. 

Thớt tre thân thiện môi trường, vệ sinh hơn do có bề mặt phẳng, lại nhẹ đáng kể so với gỗ. Tuy nhiên, bề mặt thớt tre tương đối cứng nên có thể gây hỏng lưỡi dao, dễ nứt và rất dễ mốc. 

Thớt kính làm từ kính cường lực, có ưu điểm đẹp, sạch, bề mặt không bị mốc, mủn sau thời gian sử dụng. Tuy nhiên thớt dễ vỡ.

Thớt gỗ có độ đàn hồi tốt nhưng dễ tích tụ vi khuẩn. (Ảnh minh họa).

Thớt gỗ có độ đàn hồi tốt nhưng dễ tích tụ vi khuẩn. (Ảnh minh họa). 

Dù lựa chọn của bạn là gì, quan trọng là bạn nhớ rửa thớt bằng nước rửa bát và nước ấm và làm khô ráo sau mỗi lần sử dụng. Thỉnh thoảng, bạn nên vệ sinh thớt bằng dung dịch thuốc tẩy pha loãng. Thớt đã có dấu hiệu hỏng, nứt, có vết bẩn khó sạch, vết mốc thì nên loại bỏ, không tiếp tục sử dụng. 

Dùng thớt gỗ có tốt hơn thớt nhựa? Chỉ với quả chanh và 4 bước, thớt gỗ sạch bong, khỏi lo nhiễm khuẩn
Thớt gỗ là nơi dễ bị nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi và nhiễm vào thực phẩm gây hại cho sức khỏe.

Các vấn đề sức khỏe khác

Theo Thùy Linh (Dịch từ Eatthis)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm