Chuối là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cũng như các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Vậy khi ăn chuối, có nên ăn cả vỏ để nhận được nhiều dinh dưỡng hơn.
Nguyên cán bộ Viện công nghệ sinh học và thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuối xanh, chuối chín loại nào nhiều dinh dưỡng hơn?
Chuối là thực phẩm tốt cho sức khỏe, chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và tốt cho tiêu hoá, tim mạch, giúp giảm cân. Tại Việt Nam, chuối có quanh năm, được bày bán khá phổ biến, và được ăn từ lúc quả còn xanh cho đến khi quả chín. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của chuối xanh và chuối chín lại hoàn toàn khác nhau.
Theo đó, với khoảng 100g chuối chín sẽ cung cấp khoảng 105 kcal; 27g tinh bột; 3g chất xơ; 1g chất đạm; 17mg vitamin C; 22mg vitamin B6; 12g kali… và các khoáng chất khác.
Chuối xanh và chuối chín đều có những giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Ảnh minh họa.
Trong khi đó, 100g chuối xanh chứa 89 kcal; 1,09g protein; 22,84g tinh bột; 2,6g chất xơ; 5mg canxi; 0,26mg sắt; 3,58g kali; 8,7mg vitamin C và các dưỡng chất khác...
Tuy nhiên, có một vấn đề được nhiều người quan tâm, đó là khi ăn chuối xanh đa phần mọi người ăn cả vỏ, nhưng khi ăn chuối chín thì lại bỏ hết phần vỏ phía ngoài. Trong khi, có thông tin cho rằng, vỏ chuối còn tốt hơn cả phần thịt của quả chuối. Vậy, vỏ chuối chín có ăn được không? Và có giá trị dinh dưỡng như thế nào?
Có nên ăn cả vỏ chuối?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia Công nghệ thực phẩm cho biết, thông tin cho rằng vỏ chuối tốt hơn thịt chuối là không chính xác, kể cả với chuối xanh và chuối chín. Theo ông Thịnh, giá trị dinh dưỡng của vỏ chuối sẽ dựa vào mức độ chín của quả chuối. Ví dụ như chuối xanh, vỏ thường dày, ăn có vị chát nên thường dùng để kho cá giúp khử mùi tanh. Còn với chuối già, vỏ đã mỏng hơn, phần thịt nhiều họ lại dùng để nấu canh chuối. Còn với chuối chín, vỏ mỏng, lõi mềm nên thường dùng để ăn trực tiếp.
Chuối xanh thường được dùng để nấu thay vì ăn trực tiếp. Ảnh minh họa.
Với vỏ chuối chín, vị chuyên gia này cho biết chúng vẫn có những vitamin và khoáng chất nhất định như vitamin B6 và B12, magie, kali. Đặc biệt, hàm lượng kali trong vỏ chuối khá cao, không thua kém gì so với thịt quả chuối. Tuy nhiên, nếu cho lựa chọn ăn vỏ chuối so với thịt quả chuối, chắc hẳn ai cũng lựa chọn ăn phần thịt vì chúng dễ ăn hơn.
“Nếu thật sự đặt lên bàn cân so sánh, vỏ chuối chín chỉ hơn phần thịt chuối ở thành phần chất xơ. Tuy nhiên, vì chúng khó ăn, có vị chát nên mọi người thường vứt bỏ. Bởi nếu cần bổ sung chất xơ, mọi người sẽ lựa chọn ăn các loại rau xanh, quả chín khác thay vì vỏ chuối”, ông Thịnh chia sẻ.
Vỏ chuối có tác dụng gì?
Chia sẻ liên quan đến vấn đề này, chuyên gia an toàn thực phẩm Vũ Thế Thành cũng cho biết, đến nay chưa có nghiên cứu bài bản nào khẳng định vỏ chuối có ích cho sức khoẻ, ngừa bệnh này, ngăn bệnh kia. Mọi lợi ích đưa ra đều căn cứ vào thành phần dinh dưỡng trong vỏ chuối để suy đoán, nhưng khoa học cũng không xác định ăn vỏ chuối là có hại.
Về giá trị dinh dưỡng của vỏ chuối, ông Thành cho biết, ngoài chất xơ, vỏ chuối có chứa các vitamin, nhất là chất potasium có hàm lượng khá cao, không kém gì phần thịt chuối. Đây là chất giúp chuyển hoá thực phẩm, điều hoà nhịp tim, giúp hệ thần kinh và thận làm việc tốt hơn.
Vỏ chuối cũng có một số chất dinh dưỡng nhất định với cơ thể. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, vỏ chuối cũng chứa nhiều hoạt chất sinh học dạng polyphenols, carotenoids,… có khả năng chống oxy hoá, chống ung thư, bảo vệ tế bào,… Vỏ chuối có chất lutein, làm giảm rủi ro bị đục tinh thể và suy thoái điểm vàng ở mắt. Vì thế, việc có lựa chọn ăn vỏ chuối hay không sẽ tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích của mỗi người.
Nguy cơ nào xảy ra khi ăn vỏ chuối?
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng không khuyên mọi người nên ăn vỏ chuối mỗi ngày. Trường hợp, nếu ăn vỏ chuối thì nên cân nhắc về nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo sức khỏe.
Đồng quan điểm trên, PGS Nguyễn Duy Thịnh cũng cảnh báo, việc ăn vỏ chuối có nguy cơ nhiễm hóa chất rất cao từ khi chăm sóc, đến khi bảo quản. Cụ thể, để quả chuối chín đều và đẹp, tiểu thương có thể sẽ ngâm tẩm và dấm chuối bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp. Nếu ăn vỏ chuối ngâm tẩm các chất trên, khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận.
Thông thường, quả chuối chín ép bằng hóa chất có thân chín vàng đều, đẹp nhưng cuống vẫn có màu xanh và đầu ngọn vẫn dính nhựa. Khi bóc vỏ ra ăn, thịt chuối vẫn bị sượng. Còn quả chuối chín cây, không ngâm tẩm thịt chuối sẽ vàng và mềm đều, vỏ chuối mỏng và vàng đều từ cuông đến đầu ngọn.
Tin liên quan
Chuối ít calo lại giàu dinh dưỡng, là loại quả thích hợp để ăn hàng ngày nhưng nếu biết chọn đúng thời điểm để ăn thì hiệu quả còn tăng thêm...
Loại quả này dù có tên không mỹ miều, nhưng lợi ích mang lại với sức khỏe vô cùng lớn, nhất là với tim mạch và não bộ của trẻ nhỏ cũng như...
Ăn chuối vào những thời điểm khác nhau trong ngày có thể thu được những hiệu quả khác nhau với sức khỏe.
Chuối rất ngon và tốt cho sức khỏe. Chúng chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu và có lợi cho tiêu hóa, tim mạch. Với nhiều lợi ích như vậy,...
Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm
Lạc (đậu phộng) là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có những tác dụng phụ tiềm ẩn cần lưu ý.