Gan giải độc lúc 1-3 giờ sáng, phổi thải độc lúc 3-5 giờ sáng? 5 sai lầm lớn khi chọn thời gian giải độc nội tạng

MINH MINH - Ngày 05/02/2023 09:01 AM (GMT+7)

Có thông tin cho rằng các cơ quan nội tạng trong cơ thể có thời gian giải độc riêng biệt, ví dụ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng là thời gian gan thải độc, 1-3 giờ sáng là lúc túi mật thải độc,...

Chúng ta ngày này thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất độc hại, ô nhiễm nên nhiều người luôn cố gắng tìm cách thải độc ra khỏi cơ thể để bảo vệ sức khỏe. Có thông tin cho rằng các cơ quan nội tạng trong cơ thể có khung giờ giải độc riêng, nếu áp dụng đúng cách sẽ giúp cơ thể loại bỏ độc tố sạch sẽ nhất.

Thời gian biểu giải độc đó như sau;

- 9-11 giờ tối: Quá trình giải độc của hệ bạch huyết;

- 11 giờ tối đến 1 giờ sáng: Gan bắt đầu thải độc;

- 1-3 giờ sáng là thời gian thải độc túi mật;

- 3-5 giờ sáng là lúc phổi thải độc;

- 5-7 giờ sáng là thời gian thải độc của ruột già.

Có thông tin cho rằng gan giải độc lúc 1-3 giờ sáng, ruột già giải độc lúc 5-7 giờ sáng,... (Ảnh minh họa)

Có thông tin cho rằng gan giải độc lúc 1-3 giờ sáng, ruột già giải độc lúc 5-7 giờ sáng,... (Ảnh minh họa)

Mỗi thời gian biểu này đều được giải thích nghe có vẻ khoa học nhưng thực tế có đúng như vậy? Zhu Xinyi, phó trưởng khoa Nội của Bệnh viện Zhongda trực thuộc Đại học Đông Nam, Trung Quốc cho biết tuyên bố trên không hề có cơ sở khoa học. 

Bác sĩ Zhu Xinyi giải thích sự trao đổi chất, bài tiết và hệ thống giải độc của con người diễn ra 24/24 giờ và không có một khung giờ đặc biệt nào để giải độc. Sự thật về những khung giờ thải độc như sau:

Tin đồn: 9-11 giờ tối là thời gian giải độc hệ bạch huyết

Sự thật là:

Hệ thống bạch huyết bao gồm các kênh bạch huyết, các cơ quan bạch huyết và các mô bạch huyết. Hệ thống bạch huyết là một kênh phụ trợ chịu trách nhiệm duy trì sự cân bằng của dịch mô trong cơ thể. Bạch huyết có thể tự mình thanh lọc các chất độc hại, mang theo chất thải, ngoài ra còn có chức năng miễn dịch, có thể loại bỏ vi khuẩn, giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật.

Do đó, có thể nói rằng bạch huyết có thể giải độc, nhưng nó chỉ đóng vai trò phụ trợ và không phải là cơ quan giải độc thực sự. Nhưng vấn đề là hệ bạch huyết hoạt động 24/24 giờ, và khoảng thời gian 9-11 giờ tối không phải khung giờ mà hệ bạch huyết có hoạt động gì đặc biệt.  

Tin đồn: Gan bắt đầu thải độc từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng

Từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng gan bắt đầu thải độc. Bạn nên ngủ đủ giấc, không nên thức khuya, nếu không ngủ lúc này gan sẽ rất mệt mỏi và chắc chắn sẽ bị tổn thương.

Gan giải độc lúc 1-3 giờ sáng, phổi thải độc lúc 3-5 giờ sáng? 5 sai lầm lớn khi chọn thời gian giải độc nội tạng - 2
Theo chuyên gia, thời giản biểu giải độc của các cơ quan nội tạng là không có cơ sở khoa học. (Ảnh minh họa)

Theo chuyên gia, thời giản biểu giải độc của các cơ quan nội tạng là không có cơ sở khoa học. (Ảnh minh họa)

Sự thật là:

Gan là cơ quan giải độc lớn nhất trong cơ thể con người, enzyme do gan tiết ra đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất độc, không chỉ có thể bài tiết chất độc hoặc chất thải mà đường ruột hấp thụ mà còn loại bỏ các chất có hại trong máu. Gan giống như một cống thoát nước thải độc tố cho cơ thể.

Giống như hệ bạch huyết, gan cũng hoạt động suốt ngày đêm để giải độc, khoảng thời gian từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng không phải khung giờ đặc biệt của gan.  

Tin đồn: 1-3 giờ sáng là lúc giải độc túi mật

1 giờ đến 3 giờ sáng là thời gian thải độc của túi mật. Lúc này, bạn nên tiếp tục ngủ ngon giấc để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải độc của gan và túi mật.

Sự thật là:

Nhiều người hiểu sai về túi mật, cho rằng mật được sản xuất trong túi mật. Trên thực tế, mật được tế bào gan tiết ra liên tục, trong thời kỳ không tiêu hóa, sau khi mật được sinh ra sẽ chảy ra ngoài qua ống gan, một phần vào tá tràng, một phần vào túi mật. Trong quá trình tiêu hóa, túi mật co bóp, dịch mật được thải xuống ruột non để tham gia quá trình tiêu hóa ở ruột non.

Nói cách khác, túi mật cần được thức ăn kích thích để bài tiết mật, nếu túi mật chỉ bài tiết mật trong khoảng thời gian 1-3 giờ sáng thì chức năng tiêu hóa của người đó thực sự có vấn đề.

Tin đồn: 3-5 giờ sáng phổi bắt đầu thải độc

Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng, phổi của con người bắt đầu thải độc. Người thường bị ho lúc này sẽ ho nặng hơn, nhưng cũng không nên uống thuốc ho ngay để không ức chế quá trình thải nhanh các chất cặn bã trong phổi.

Phổi chỉ hít khí oxy, thải khí cacbonic, không có chức năng thải độc. (Ảnh minh họa)

Phổi chỉ hít khí oxy, thải khí cacbonic, không có chức năng thải độc. (Ảnh minh họa)

Sự thật là:

Phổi là một bộ phận của hệ thống hô hấp, khi hít thở sẽ hít vào khí oxy, oxy đi vào máu sau đó được vận chuyển đến các bộ phận khác nhau của cơ thể để sử dụng. Tuy nhiên, hoạt động sống của con người chỉ cần khí oxy là đủ nên các khí khác như khí cacbonic khi vào phổi, theo máu đi khắp cơ thể rồi lại quay về phổi và thải ra ngoài. Do đó, phổi chỉ có thể thải khí cacbonic hay hiểu chung là thải khí thải chứ không thể thải độc tố. Đây là một lầm tưởng khác về chức năng của phổi.

Tin đồn: 5-7 giờ sáng là thời gian giải độc của ruột già

5-7 giờ sáng là thời gian ruột già con người thải độc, đây là thời điểm tốt nhất để bạn đi vệ sinh. Nếu bạn không đi tiêu, điều đó có nghĩa là bạn đã có vấn đề gì đó và bạn cần đến bệnh viện. 

Sự thật là:

Ruột già không chịu trách nhiệm tự giải độc mà chịu trách nhiệm loại bỏ chất thải không cần thiết cho cơ thể dưới dạng phân. Khi cơ thể con người đã hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng và nước, chất cặn bã còn lại là phân, được lưu trữ trong trực tràng và sau đó được thải ra ngoài khi đi vệ sinh. 

Một số người cho rằng buổi sáng thức dậy hoặc sau khi ăn sáng là thời điểm thích hợp để đi đại tiện, đó là do phản ứng đại tiện tự nhiên do nhu động đường tiêu hóa tạo ra. Nhưng trên thực tế, mỗi người đều có đồng hồ sinh học đại tiện của riêng mình, và có thể không nhất thiết phải nằm trong khoảng thời gian 5-7 giờ sáng.

Giả sử nếu bạn muốn đi vệ sinh lúc 4h30 sáng nhưng vì chưa đến giờ thải độc nên sẽ đợi đến 5 giờ mới đi, việc nhịn vệ sinh như vậy lại không có lợi cho sức khỏe. Do đó, đừng dựa vào thời gian trên mới đi vệ sinh.

Vì sao quả roi giúp giảm cân, giải độc toàn thân? Tránh ăn roi với thứ này kẻo đau bụng
Roi đang vào mùa được nhiều người yêu thích, là loại quả giúp giải độc cho cơ thể và giảm cân nhưng một số người nên hạn chế kẻo gặp rủi ro.

Thực phẩm phòng bệnh

Theo MINH MINH (Dịch từ Health/UDN)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác