Cùng một căn bệnh lạ đã lấy đi nhiều người thân của cô Hua bao gồm cả bố chồng, chồng và ba đứa con.
Bà Hua, 69 tuổi mặc chiếc áo sơ mi xanh và váy đen, trên khuôn mặt bà đã xuất hiện những nếp nhăn và đồi mồi của tuổi già. “Tôi đã đau khổ trong cả cuộc đời mình”, bà Hua ngâm ngùi nói. Bi kịch của bà bắt đầu ập đến kể từ khi kết hôn.
Năm 1972, một đám cưới được tổ chức tại huyện Cam Nam, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang. Cô dâu Hua, 20 tuổi kết hôn với chú rể tên Sun. Họ đến với nhau theo sự sắp xếp của cha mẹ. Sau khi kết hôn, cô Hua sinh hai đứa con trai và một đứa con gái. Lúc này, bố chồng của cô Huo đột nhiên phát bệnh, tay chân không thể kiểm soát được những cơn co giật. Ông đã qua đời không lâu sau đó.
Một thời gian sau, cô Huo khi ấy đã 30 tuổi quyết định đưa hai con trai và con gái rời khỏi gia đình Sun và sớm ly dị chồng. Đầu những năm 1990, cô nghe được tin chồng cũ mắc bệnh, cũng có biểu hiện giống như bố chồng cô. Nể tình xưa nghĩa cũ, cô Huo đã gửi chồng cũ tới viện dưỡng lão. Nhưng sau đó, chồng cũ qua đời. Kể từ sau khi người chồng cũ qua đời, những điều tồi tệ hết lần này đến lần khác kéo đến với 4 mẹ con cô Huo.
Con trai lớn của cô Hua trước khi phát bệnh.
Năm 1996, con trai cả lần đầu tiên xuất hiện bất thường, miệng không thể kiểm soát được, cổ bị lệch, đi lại có phần không ổn định và lời nói khó khăn. Khi đó, cô Hua đã nghĩ về những biểu hiện của bố chồng và chồng cũ. Cô nghi ngờ: "Đây có phải là bệnh di truyền không? "
Đưa con trai đi khám, cô chỉ nhận được cái lắc đầu của bác sĩ nói rằng đây là bệnh lạ, chưa từng thấy và không thể chữa được. Con trai cả của cô Huo bệnh ngày một nặng, ngay cả nuốt cũng khó khăn. Năm 2002, người con trai thứ hai cũng bắt đầu giống như người anh, không thể kiểm soát tay và chân, nuốt cũng khó khăn thậm chí không thể ăn. Sau đó, những khó khăn về nhận thức cũng xuất hiện.
Năm 2012, người con trai thứ hai qua đời. 4 năm sau, người con trai cả đã chết vì bị nghẹn thức ăn, chặn đường hô hấp. Hai cái chết của con trai khiến cô Hua suy sụp và không hiểu tại sao con trai đang khỏe mạnh lại đổ bệnh. Sau đó cô được các chuyên gia y học khuyên hiến xác con nên cô đã đồng ý, cô Huo hy vọng điều này sẽ tìm ra nguyên nhân.
6 năm sau khi con trai cả phát bệnh, người con thứ hai của cô Hua cũng có biểu hiện giống người anh.
Năm 2010, đứa con gái út của cô Hua Wei cũng không thoát khỏi lời nguyền "căn bệnh kỳ lạ". Cô cũng gặp tình trạng giống như hai người anh. Lần này, nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, cô Huo đã đưa con gái đến Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc - Nhật Bản. Sau khi kiểm tra, bác sĩ đã đưa ra câu trả lời cho "lời nguyền" của gia đình đó là bệnh Huntington. Đây là một rối loạn tâm thần di truyền chi phối tự phát hiếm gặp. Ở giai đoạn giữa của bệnh, rối loạn vận động là triệu chứng quan trọng nhất.
Khi nghe tin đó là bệnh di truyền, cô Hua đã bật khóc: "Nếu tôi biết căn bệnh này sớm hơn thì tôi đã không kết hôn và khiến các con phải chịu hậu quả như vậy." Tuyệt vọng hơn nữa là các bác sĩ nói rằng bệnh Huntington hiện không thể chữa được.
Nói cách khác, cô con gái của cô Hua chỉ có thể về nhà và chờ đợi tình trạng xấu đi sau đó cũng đi theo hai người anh. Năm 2015, cô Hua biết được Bệnh viện Hoa Tây Tứ Xuyên có thể thực hiện phẫu thuật não cho bệnh nhân mắc Hungtington. Tuy nhiên, chi phí chữa quá cao nên cả hai mẹ con đành bỏ cuộc. Tháng 4/2017, người con gái út qua đời.
Người con gái út của cô Hua cũng phát bệnh và chỉ sống được 7 năm.
Cô Hua giờ đã già, cô vừa khóc vừa nói: "Con trai cả và con trai thứ (sau khi phát bệnh) đã sống được 10 năm, con gái út đã sống được 7 năm. Chẳng còn ai gọi tôi là mẹ nữa".
Sau cái chết của con gái, Hua Tuo đã hiến xác con cho nghiên cứu y tế và thậm chí đã ký một thỏa thuận hiến xác của chính mình.
Bệnh Huntington - căn bệnh đáng sợ chẳng khác gì ung thư
Bệnh Huntington là một bệnh di truyền gây thiệt hại đến các tế bào thần kinh trong não. Tổn thương não có khuynh hướng ngày càng nghiêm trọng hơn và có thể ảnh hưởng đến vận động, nhận thức (suy nghĩ, phán xét) và hành vi.
Khiếm khuyết trong một gen sẽ gây ra bệnh Huntington, đây được coi là rối loạn trội nhiễm sắc thể thường, điều này có nghĩa là một bản sao của gen bất thường là đủ để gây ra bệnh. Nếu bố hoặc mẹ có khiếm khuyết di truyền này thì bạn có 50% nguy cơ mắc bệnh. Bạn cũng có thể truyền lại căn bệnh cho con cái.
Bệnh Huntington thường gây ra rối loạn chuyển động, nhận thức và tâm thần với một số các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến.
Rối loạn vận động: Vận động không có chủ đích và suy yếu trong chuyển động, bao gồm: cơn co giật không có chủ đích, vấn đề cơ bắp, mắt chuyển động chậm hoặc bất thường, dáng đi bị mất cân bằng, khó nói hoặc nuốt, khó khăn trong việc chuyển động có chủ đích.
Rối loạn nhận thức: Khó sắp xếp và tập trung vào một vấn đề, thiếu linh hoạt và có xu hướng bị mắc kẹt vào một hành vi hay chuyển động nào đó, thiếu kiểm soát cảm xúc, thiếu nhận thức về hành vi và khả năng của chính mình, khả năng hiểu ý nghĩa lời nói của người khác suy giảm hoặc khó tìm được lời thích hợp để nói, khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới.
Rối loạn tâm thần: Đây là vấn đề khủng hoảng phổ biến nhất liên quan đến bệnh Huntington. Người mắc bệnh này sẽ bị trầm cảm do tổn thương não bộ và các thay đổi tiếp theo trong chức năng não. Các dấu hiệu bao gồm: cảm giác khó chịu, buồn bã hoặc thờ ơ, xa lánh xã hội, mất ngủ, mệt mỏi và mất năng lượng, thường xuyên nghĩ đến cái chết.