Giảo cổ lam: Tác dụng đối với sức khỏe và cách sử dụng

Ngày 28/04/2019 16:40 PM (GMT+7)

Giảo cổ lam có tác dụng với người cholesterol cao, huyết áp cao và bệnh về tim. Nó cũng được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng và giảm căng thẳng. Nhiều người dùng loại thảo mộc này như một thức uống quen thuộc hàng ngày.

Giảo cổ lam có tên tiếng Anh là Gynostemma Pentaphyllum, là loài cây có thân mảnh, phát triển từ các tua cuốn tương tự như cây thuộc họ Bầu bí. Lá thường có 5 cánh hình chân vịt. Hoa có màu trắng, nhiều phấn. Quả có hình cầu, có màu đen khi chín, nhỏ như hạt đỗ đen.

Thảo dược này có chứa chất phytochemical giúp làm sạch các gốc tự do, từ đó giúp chống lại bệnh tật, bệnh tật, viêm và thoái hóa.

Giảo cổ lam: Tác dụng đối với sức khỏe và cách sử dụng - 1

Tác dụng của cây giảo cổ lam với sức khỏe

Từ lâu, đây được coi như một loại dược liệu quý giá trong y học cổ truyền giúp chữa bệnh.

Điều trị cholesterol cao: Giảo cổ lam có thể làm giảm cholesterol LDL trong khi tăng cholesterol HDL tốt trong máu. Cùng với việc giúp điều chỉnh cholesterol. Loại thảo mộc này có chứa hợp chất saponin, hợp chất này khi vào máu sẽ tạo phức với cholesterol trong máu, làm giảm nồng độ cholesterol, hạn chế sự tạo thành các mảng bám xơ vữa trong lòng mạch.

Tăng cường hệ miễn dịch: Đặc tính chống oxy hóa của giảo cổ lam cùng khả năng điều chỉnh việc sản xuất Nitric Oxide từ cây giúp bạn chống lại những căn bệnh thường gặp như cúm, cảm lạnh...

Cải thiện chức năng tiêu hóa: Chất xơ từ loại thực vật này kích thích tiêu hóa khỏe mạnh. Uống trà giảo cổ lam là một phương thuốc tự nhiên chữa chứng táo bón và cân bằng vi khuẩn trong ruột giúp bạn chuyển hóa thức ăn và đào thải dễ dàng.

Giúp thư giãn, giảm căng thẳng: Flavonoid và saponin có trong thảo mộc này làm tăng khả năng của cơ thể bạn để đối phó với các tác nhân gây stress từ môi trường vật lý, hóa học

Làm đẹp da: Trà giảo cổ lam là một nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên tuyệt vời giúp ngăn ngừa tổn thương da do tổn thương bởi gốc tự do. Uống loại trà này thường xuyên có thể giúp giảm một số dấu hiệu tổn thương tế bào cũng như làm chậm dấu hiệu lão hóa.

Phòng chống ung thư: Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng giảo cổ lam có chứa nhiều gypenoside có tác dụng chống ung thư từ việc ngăn chặn sự lây lan của khối u đến tiêu diệt tế bào ung thư trực tiếp. Hơn thế nữa, các flavonoid, saponin (gypenosides) và polysacarit đều có tác dụng chống ung thư hiệu quả.

Giảo cổ lam: Tác dụng đối với sức khỏe và cách sử dụng - 2

Tác dụng phụ của giảo cổ lam

Được ứng dụng khá nhiều trong đời sống thường ngày nhưng thực vật này cũng gây ra những tác dụng không mong muốn.

Không dùng cho phụ nữ mang thai: Do tính chất thích nghi của loại trà thảo dược này, nó có thể có tác động đến mức độ hormone gây ra mối đe dọa cho em bé đang phát triển trong bụng mẹ. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu nhưng loại trà này có thể gây nên những dị tật bẩm sinh hay sinh non, sinh thiếu cân cho thai nhi, trẻ sơ sinh.

Rối loạn chảy máu: Có các yếu tố chống đông máu và huyết áp trong giảo cổ lam, vì vậy nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu hoặc mới tiến hành phẫu thuật, bị mất máu nhiều hãy thực hiện lời khuyên không dùng loại thực phẩm này.

Bệnh nhân mắc bệnh tự miễn: Một số bệnh tự miễn như vảy nến, tổ đỉa, á sừng… dễ bị ảnh hưởng khi tình trạng nặng hơn nếu dùng. Tác dụng phụ của nó là tăng kích thích hệ thống miễn dịch khiến mức độ mắc trầm trọng hơn.

Cách dùng giảo cổ lam hiệu quả

Là thức uống quen thuộc, được nhiều người yêu thích và dùng hàng ngày, loại  trà này không chỉ cung cấp lượng nước cho cơ thể còn mang đến những lợi ích cho sức khỏe như đã trình bày phần trên. Làm thế nào để pha một ấm trà đúng cách cho hương vị thơm ngon nhất?

Trà giảo cổ lam

Nguyên liệu cần có:

- Giảo cổ lam 50-70g (tùy theo nhu cầu sử dụng)

- Ấm trà

- Nước đun sôi

Cách thực hiện:

Dùng lượng giảo cổ lam bạn định pha nước uống chia làm 3 phần. Mỗi lần dùng để pha trà chỉ nên sử dụng 15-20g bỏ vào ấm. Sau đó, đổ nước đun sôi vào trong ấm để trà ngấm dần. Khi nguội, ấm có thể dùng. Bạn có thể uống trà hàng ngày theo sở thích và nhu cầu. Nhưng đối với những người mẫn cảm, đang bị bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Trà giảo cổ lam kết hợp cây xạ đen, cà gai leo

Nguyên liệu cần có:

- Giảo cổ lam: 30g

- Xạ đen: 30g

- Cà gai leo: 20g

- Nước sôi:

- Bình giữ nhiệt

Lưu ý: Hàm lượng nguyên liệu có thể thay đổi theo thể tích nước pha, nhu cầu và số người sử dụng.

Cách thực hiện: Sử dụng các nguyên liệu đã chuẩn bị như trên cho cùng vào bình giữ nhiệt. Sau đó, bạn đổ nước đun sôi khoảng 1,5 lít vào bình để các nguyên liệu hòa cùng nhau, để trong 30 phút là có thể dùng được. Khi kết hợp xạ đen, cà gai leo nó sẽ mang đến nhiều công dụng hơn trong việc tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, thanh nhiệt, giải độc cơ thể...

Có nên uống trà giảo cổ lam hàng ngày?

Nhiều người vẫn có thói quen sử dụng giảo cổ lam khô làm trà uống thay nước hàng ngày. Liệu điều đó có tốt không? Theo quan niệm y học, người dùng có thể sử dụng trà này thay thế cho các loại thức uống theo ngày bởi loại thảo mộc này không có yếu tố độc hại.

Nhưng lưu ý, thực vật này có tính hoạt huyết mạnh nên khuyến cáo không nên dùng liên tục quá thời gian 4 tháng. Sau khoảng thời gian này bạn có thể ngừng từ 15 ngày đến 1 tháng sau đó lại dùng tiếp. Nếu có triệu chứng bất thường nào sau khi uống phải ngừng ngay lập tức.

Cách trồng và chăm sóc cây giảo cổ lam

Cách trồng: Để trồng cây bạn nên dùng hom bánh tẻ, có thời gian sinh trưởng từ 3-5 tháng tuổi. Hom được chọn bảo đảm không dính sâu bệnh, có từ 3-4 đốt. Cây không quá kén chọn đất trồng, chỉ cần đất không bị ô nhiễm, dễ thoát nước, đảm bảo đủ dinh dưỡng nuôi cây. Thời vụ ươm trồng cho tỷ lệ sống cao nhất  là từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Thời gian này thường có mưa xuân, độ ẩm cao, đảm bảo tỷ lệ hom sống, đồng thời giảm công tưới trên diện tích lớn. Nếu nhân giống đúng thời vụ có thể đạt tỷ lệ sống trên 90% và thời gian ra rễ/mầm là 11 ngày.

Cách chăm sóc: Người trồng cần chú ý chăm sóc bằng cách tưới tiêu đều đặn cho cây sau khi trồng. Bạn có thể tưới cây vào sáng sớm hoặc lúc chiều muộn. Ngoài ra, thời gian đầu không nên để cây chịu ánh nắng trực tiếp. Sau khoảng 1 tháng, bạn có thể bón phân hữu cơ bổ sung cho cây nhanh phát triển. Khi cây trưởng thành tiếp tục làm sạch môi trường bằng dọn cỏ, xới nhẹ đất tơi xốp hơn để thêm không khí giúp cây sinh trưởng.

Cây lược vàng: Đặc điểm, tác dụng và cách trồng
Cây lược vàng mới du nhập về Việt Nam, thực hư tác dụng của cây lược vàng đối với sức khỏe như thế nào?
PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giảo cổ lam