Viện sĩ nổi tiếng Nam Trung Sơn, 84 tuổi “trẻ mãi không già”. Bí quyết sống khỏe của ông chỉ nằm ở 5 điểm dưới đây trong chế độ ăn uống.
Ở Trung Quốc, có một vị bác sĩ vô cùng nổi tiếng, ông được nhiều người ngưỡng mộ không chỉ vì tầm hiểu biết sâu rộng mà còn bởi sức khỏe, sự minh mẫn dù ông đã bước qua tuổi 84.
Đó là Giáo sư - Tiến sĩ Chung Nam Sơn, một chuyên gia hàng đầu về bệnh đường hô hấp của Trung Quốc. Ông là chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Trung Quốc từ năm 2005 đến 2009 và hiện nay đang là tổng biên tập của Tạp chí Bệnh lồng ngực. Trong mùa dịch COVID-19, giáo sư đã sử dụng kiến thức của mình để hỗ trợ rất nhiều cho y học nước nhà.
Viện sĩ Trung Nam Sơn, đã hơn 80 tuổi, nhưng vẫn rất trẻ trung, tình thần tràn đầy năng lượng, điều ông vô cùng coi trọng chính là chế độ ăn uống hàng ngày.
1. Ăn sáng đầy đủ
Một bữa sáng đầy đủ của Viện sĩ Chung Nam Sơn
Trong một diễn đàn, viện sĩ Chung Nam Sơn đã từng chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về chế độ ăn uống bảo vệ sức khỏe, thậm chí còn đăng hình ảnh bữa sáng của chính mình lên diễn đàn. Vào thời điểm đó, Viện sĩ Chung Nam Sơn cũng nói: “Hầu hết mọi người đều không thể nào ăn bữa sáng nhiều như vậy, nhưng tôi đã ăn tất cả những món này”.
Thực đơn bữa sáng của Viện sĩ Chung Nam Sơn như thế này: Hai quả cam, 1 bát cháo đậu đỏ, 1 miếng bánh mì nhân phô mai, trứng, sữa ngũ cốc. Viện sĩ Chung nói: “Một bữa sáng phong phú là rất quan trọng, và bữa sáng nên chiếm 30% lượng calo cả ngày”.
2. Không ăn quá nhiều muối
Chế độ ăn uống không đúng cách của con người hiện nay và cũng là “kẻ giết người” đối với sức khỏe, đó là nạp quá nhiều muối. Ăn mặn không chỉ gây hại cho tim mạch, hệ tiêu hóa mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Theo đó, nếu cơ thể hấp thu trên 5gr muối mỗi ngày có thể làm tan các chất nhầy phủ trên niêm mạc dạ dày làm thúc đẩy các yếu tố gây ung thư do vùng niêm mạc dạ dày sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp mà không có bất kì cơ chế bảo vệ nào. Viện sĩ Chung Nam Sơn khuyên chúng ta nên ăn ít thức ăn mặn và khi nấu ăn, cho càng ít muối càng tốt.
3. Ăn nhiều ngũ cốc, hạt và trái cây
Viện sĩ Chung còn cho rằng, tác động của lối sống đến tuổi thọ của chúng ta chiếm 60%. Ăn quá ít trái cây và quá ít các loại hạt, ngũ cốc mà thay vào đó là ăn quá nhiều thịt và dầu mỡ, đây là chế độ ăn uống không đúng. Bởi ăn quá nhiều thịt, chứa nhiều chất béo, nguy cơ mắc ung thư rất cao. Viện sĩ Chung nói: "Trước đây tôi không thích ăn rau, không thích ăn ngũ cốc. Bây giờ tôi đang thay đổi, dùng ngũ cốc làm thuốc".
4. Không nên ăn quá no
Viện sĩ Chung nói, trong chế độ ăn hàng ngày của tôi, cần chú ý không ăn quá no, ăn 7,8 phần no là đủ, sau đó nên phân bổ khẩu phần ăn hợp lý. Nếu chúng ta ăn quá no trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng lão hóa não sớm, gây xơ cứng động mạch và giảm trí nhớ, đồng thời gây ra bệnh Alzheimer’s và ruột quá tải sẽ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa. Nếu người già ăn quá nhiều trong thời gian dài còn khiến xương bị lỏng lẻo.
5. Nhai kỹ khi ăn
Viện sĩ Chung Nam Sơn rất coi trọng việc nhai chậm trong khi ăn. Nhai là công đoạn đầu tiên trong toàn bộ quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhai chậm rãi từng miếng trong khoảng thời gian vừa đủ cho phép hệ tiêu hóa hoạt động đúng cách. Khi nhai, nước bọt được giải phóng sẽ giúp tăng lượng enzyme tiêu hóa, kích thích dạ dày sản xuất acid nhiều hơn để phân hủy thức ăn.
Đặc biệt, lúc này, các tế bào thành dạ dày cũng sản xuất ra acid hydrochloric thúc đẩy tiêu hoá đúng cách. Khi không có đủ enzyme và acid dạ dày thì cơ thể của bạn không có khả năng để phân hủy các chất dinh dưỡng và các acid amin từ protein trong thực phẩm một cách tối ưu.
Cuối cùng, Viện sĩ Chung Nam Sơn nhấn mạnh: Sức khỏe là thứ phải thiết lập mỗi ngày, nếu ngày nào bạn cũng khỏe mạnh nghĩa là cả đời khỏe mạnh.
Hãy nhớ rằng: Ăn được, uống được chưa chắc đã khỏe mạnh. Biết cách ăn, biết cách uống thì thân thể mới khỏe mạnh. Ăn sai, uống sai thì bệnh tật đầy mình. Khi ăn, dùng bụng để ăn uống sẽ thấy no, dùng miệng để ăn sẽ thấy ngon, nếu dùng đầu để ăn thì sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh.