Hà Nội ngày 14/1 ghi nhận 2.993 ca COVID-19, đang điều trị và cách ly hơn 55.000 F0

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 14/01/2022 18:17 PM (GMT+7)

Ngày 14/1, số ca mắc tại Hà Nội được công bố là 2.993 trường hợp, trong đó 55.113 ca F0 đăng được điều trị và cách ly.

Từ 18h ngày 13/01/2022 đến 18h ngày 14/01/2022, Hà Nội ghi nhận 2.993 ca bệnh. Trong đó:

+ Bệnh nhân phân bố tại 475 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

+ Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Gia Lâm (197); Bắc Từ Liêm (194); Long Biên (189); Đống Đa (184); Hoàng Mai (180); Nam Từ Liêm (178).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 85.577 ca.

Ca mắc tại Hà Nội ngày 14/1 là 2.993 ca.

Ca mắc tại Hà Nội ngày 14/1 là 2.993 ca.

Tính từ ngày 15/12/2021 đến nay đã có 42.451 trường hợp dương tính được xác định bằng test nhanh kháng nguyên tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số đơn vị ghi nhận số ca mắc nhiều trong ngày như: Hoàng Mai (161); Long Biên (158); Bắc Từ Liêm (151); Đống Đa (144); Hoài Đức (143); Nam Từ Liêm (118), Hai Bà Trưng (107), Thanh Trì (107),… Trong đợt dịch lần thứ tư từ ngày 29/4/2021 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận  85.577 ca mắc. 

Tính đến ngày 13/1, toàn thành phố hiện có 55.113 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (135), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (218), tại các bệnh viện của Hà Nội là (3.293), cơ sở thu dung điều trị thành phố (1361), cơ sở thu dung quận, huyện (5.834), theo dõi cách ly tại nhà (44.625), không có bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung. Từ ngày 29/4 đến nay đã có 307 người tử vong do COVID-19.

Về công tác tiêm chủng, tính đến ngày 13/1, toàn thành phố tiêm được 13.468.706 mũi tiêm; 228.868 mũi bổ sung và 1.239.643 mũi vắc xin nhắc lại. Cùng với các đơn vị tiêm chủng của thành phố, các bệnh viện trung ương và bộ ngành trên địa bàn đã tiêm được 1.400.323 mũi, trong đó (824.495 mũi 1; 575.828 mũi 2) tính đến hết ngày 14/12/2021.

Hiện tại các hoạt động phòng chống dịch bệnh COVID-19 như giám sát nhập cảnh, xét nghiệm, tiêm chủng, tổ chức điều trị tại bệnh viện, cơ sở thu dung và hỗ trợ người bệnh điều trị tại nhà vẫn đang được ngành y tế thực hiện và phối hợp với chính quyền địa phương để thực hiện, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân.

Tiêm vắc xin mũi 3 có bị phản ứng nặng hơn? Bị nổi hạch sau tiêm có nguy hiểm?
Trường hợp bị phản ứng nặng hơn sau tiêm vắc xin mũi 3 liệu có bất thường và bị nổi hạch có ảnh hưởng gì không? TS.BS Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng...

TS.Bs.Trương Hữu Khanh

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19