Hà Nội có 2.806 ca mới, hướng dẫn phân loại 5 cấp độ bệnh COVID-19

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 29/01/2022 18:31 PM (GMT+7)

Trong 24h qua, Hà Nội ghi nhận 2.806 ca mắc mới, trong đó các quận, huyện Hoàng Mai (152); Đống Đa (150); Gia Lâm (148); Nam Từ Liêm (147); Chuơng Mỹ (145) có số ca mắc nhiều nhất.

Tính từ ừ 18h ngày 28/01/2022 đến 18h ngày 29/01/2022. Hà Nội ghi nhận 2.806 ca bệnh. Trong đó:

+ Bệnh nhân phân bố tại 429 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

+ Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (152); Đống Đa (150); Gia Lâm (148); Nam Từ Liêm (147); Chuơng Mỹ (145).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 129.017 ca.

Ngày 29/1, Hà Nội ghi nhận hơn 2.800 ca mắc mới.

Ngày 29/1, Hà Nội ghi nhận hơn 2.800 ca mắc mới.

Mới đây, Bộ Y tế vừa ra Quyết định 250/QĐ-BYT về việc ban hành "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19", thay thế cho hướng dẫn ban hành trước đó tại Quyết định 4689 ngày 6/10/2021 và Quyết định số 5666/QĐ-BYT ngày 12/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT. Đây là phiên bản lần thứ 8 được Bộ Y tế cập nhật, bổ sung.

Theo hướng dẫn mới này, có 5 mức độ phân loại bệnh COVID-19, gồm: Không có triệu chứng lâm sàng, mức độ nhẹ, mức độ trung bình, mức độ nặng và mức độ nguy kịch.

Người nhiễm không triệu chứng

F0 được xếp vào nhóm này nếu không có triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời.

Mức độ nhẹ

F0 có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy… Nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời. Bên cạnh đó, người bệnh tỉnh táo, tự phục vụ được; X-quang phổi bình thường hoặc có nhưng tổn thương ít.

Mức độ trung bình

Đánh giá toàn trạng, người bệnh có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như mức độ nhẹ. Về hô hấp, bệnh nhân có dấu hiệu viêm phổi, khó thở, thở nhanh 20-25 lần/phút, phổi có ran nổ và không có dấu hiệu suy hô hấp nặng, SpO2 94-96% khi thở khí phòng. F0 có thể khó thở khi gắng sức (đi lại trong nhà, lên cầu thang).

Mạch của người bệnh có thể nhanh hoặc chậm, da khô, nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường, ý thức tỉnh táo. Ngoài ra, chụp X-quang ngực và cắt lớp vi tính ngực phát hiện có tổn thương, tổn thương dưới 50%. Siêu âm thấy hình ảnh sóng B, khí máu động mạch: PaO2/FiO2 > 300.

Mức độ nặng

F0 được phân loại thuộc nhóm nặng nếu hô hấp có dấu hiệu viêm phổi kèm theo bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: nhịp thở > 25 lần/phút; khó thở nặng, co kéo cơ hô hấp phụ; SpO2 < 94% khi thở khí phòng.

Về tuần hoàn, nhịp tim người bệnh có thể nhanh hoặc chậm, HA bình thường hay tăng. Về thần kinh, người bệnh có thể bứt rứt hoặc đừ, mệt. Chụp X-quang ngực và cắt lớp vi tính ngực: có tổn thương, tổn thương trên 50%. Siêu âm thấy hình ảnh sóng B nhiều, khí máu động mạch: PaO2/FiO2 khoảng 200-300.

Mức độ nguy kịch

F0 thuộc nhóm nguy kịch có biểu hiện thở nhanh > 30 lần/phút hoặc < 10 lần/phút, có dấu hiệu suy hô hấp nặng, thở gắng sức nhiều, thở bất thường hoặc cần hỗ trợ hô hấp bằng thở oxy dòng cao (HFNC), thở máy. Ý thức người bệnh giảm hoặc hôn mê.

Nhịp tim bệnh nhân có thể nhanh hoặc chậm, huyết áp tụt, tiểu ít hoặc vô niệu. Kết quả X-quang ngực và cắt lớp vi tính ngực phát hiện có tổn thương, tổn thương trên 50%. Siêu âm hình ảnh sóng B nhiều, khí máu động mạch: PaO2/FiO2 < 200, toan hô hấp, lactat máu > 2 mmol/L.

Tiêm vắc xin mũi 3 có bị phản ứng nặng hơn? Bị nổi hạch sau tiêm có nguy hiểm?
Trường hợp bị phản ứng nặng hơn sau tiêm vắc xin mũi 3 liệu có bất thường và bị nổi hạch có ảnh hưởng gì không? TS.BS Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng...

TS.Bs.Trương Hữu Khanh

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19