Hà Nội phát hiện 2.811 ca ở tất cả các quận huyện, phân bổ hơn 400.000 liều Molnupiravir

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 09/01/2022 18:14 PM (GMT+7)

Số ca mắc tại Hà Nội ngày 9/1/2022 vẫn tiếp tục gia tăng so với ngày hôm trước với tổng trên 2.800 ca mới, các ca này ghi nhận tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố,

Từ 18h ngày 08/01/2022 đến 18h ngày 09/01/2022, Hà Nội ghi nhận 2.811 ca bệnh. Trong đó:

+ Bệnh nhân phân bố tại 405 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

+ Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa (136); Hai Bà Trưng (123); Bắc Từ Liêm (112); Ba Đình (105); Hà Đông (102)…

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 có 70.958 ca.

Ngày 9/1 ca mắc tại Hà Nội đã chính thức vượt ngưỡng 2.800 ca.

Ngày 9/1 ca mắc tại Hà Nội đã chính thức vượt ngưỡng 2.800 ca.

Tính đến ngày 8/1, Bộ Y tế cho biết đã phân bổ hơn 400.000 liều thuốc Molnupiravir phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ tại 53 địa phương.

Trước đó, vào tháng 8/2021, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tại TP HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam, trên cơ sở kết quả những nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir cho thấy tính an toàn và hiệu quả của thuốc, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu (Bệnh viện Phổi Trung ương, Đại học Y Dược TP HCM) phối hợp với các Sở Y tế để triển khai Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ.

Việc triển khai Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ tuân thủ đề cương nghiên cứu khoa học, chặt chẽ đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thẩm định, chấp thuận và được Bộ Y tế phê duyệt. 

Trước đó, các kết quả báo cáo giữa kỳ của chương trình tại 22 tỉnh/thành phố cho thấy thuốc Molnupiravir có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 từ 72,1% đến 99,1%; tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 14 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT ≥ 30 gần 100%; tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06% và không có ca nào dẫn đến tử vong.

Tiêm vắc xin mũi 3 có bị phản ứng nặng hơn? Bị nổi hạch sau tiêm có nguy hiểm?
Trường hợp bị phản ứng nặng hơn sau tiêm vắc xin mũi 3 liệu có bất thường và bị nổi hạch có ảnh hưởng gì không? TS.BS Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng...

TS.Bs.Trương Hữu Khanh

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19