Hai lần chiến đấu với ung thư, lần lượt mất chồng, con, người phụ nữ tìm thấy "ánh sáng cuối đường hầm” theo cách đáng nể

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 24/04/2023 14:00 PM (GMT+7)

Trải qua liên tiếp những nỗi đau khi mất chồng và hai con, rồi lại đối mặt với 2 căn bệnh ung thư giai đoạn cuối nhưng bằng sự nỗ lực, kiên trì cuối cùng người phụ nữ quê Phú Thọ đã tìm thấy bình an bên trong mình.

Video: Chị Hiển chia sẻ về hành trình vượt qua giông bão của bản thân.

Video: Chị Hiển chia sẻ về hành trình vượt qua giông bão của bản thân.

Nếu mới lần đầu gặp chị Hán Thị Hiển (sinh năm 1976, huyên Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) chắc hẳn ai cũng nghĩ đây là người phụ nữ hạnh phúc và rất yêu đời, bởi lúc nào nụ cười cũng thường trực trên môi chị. Không chỉ vậy, trong căn nhà nhỏ nơi chị sinh sống luôn ngát mùi hương của các loài hoa, đặc biệt hơn dù ở nhà một mình chị cũng luôn cất cao tiếng hát.

Hai lần chiến đấu với ung thư, lần lượt mất chồng, con, người phụ nữ tìm thấy amp;#34;ánh sáng cuối đường hầm” theo cách đáng nể - 2

Hai lần chiến đấu với ung thư, lần lượt mất chồng, con, người phụ nữ tìm thấy amp;#34;ánh sáng cuối đường hầm” theo cách đáng nể - 3

Chị Hiển rất yêu cỏ cây hoa lá và ca hát, chính điều nàygiúp chị phần nào quên đi những nỗi đau quá khứ.

Chị Hiển rất yêu cỏ cây hoa lá và ca hát, chính điều nàygiúp chị phần nào quên đi những nỗi đau quá khứ.

Chị tâm sự rằng, hát để vơi đi nỗi cô đơn, hát để quên đi những tháng ngày đau đớn, cũng như để hướng tới một ngày mai tốt đẹp hơn. Sở dĩ chị nói vậy là vì chị đã trải những tháng ngày khốn khó nhất của cuộc đời, có lúc tưởng chừng như không thể gượng được dậy. Đó là khi những người thân lần lượt ra đi, rồi chị lại đón nhận hung tin khi 2 căn bệnh ung thư liên tiếp hành hạ cơ thể mình.

Nỗi đau đầu tiên chị Hiển phải gánh chịu là mất đi con trai út 2 tuổi vì bệnh tim bẩm sinh. Con mất chưa bao lâu, năm 2003 sau triệu chứng nóng rát dạ dày, ợ hơi, đau âm ỉ vùng thượng vị, chị Hiển đến bệnh viện thăm khám thì bác sĩ kết luận chị bị ung thư dạ dày giai đoạn muộn.

Chị kể, khi bác sĩ mới thông báo kết quả, chị rất mừng vì nghĩ rằng được bắt đúng bệnh thì mình càng yên tâm và sẽ được chữa sớm khỏi. Chị không ngờ rằng quá trình điều trị sau đó khiến bản thân suy sụp. “Tôi phải cắt 4/5 dạ dày, điều trị ở viện 3 tháng với đủ loại hóa chất. Cơ thể tôi đau đớn tới mức chẳng còn thiết sống”, chị Hiển chia sẻ. Thời điểm đó, chị sụt 12kg, suốt 3 năm chỉ ăn cháo, tới  khi dạ dày giãn đủ độ thì mới được ăn cơm.

Chị Hiển tâm sự, chắc trên cuộc đời này ít ai trải qua nhiều biến cố như chị.

Chị Hiển tâm sự, chắc trên cuộc đời này ít ai trải qua nhiều biến cố như chị. 

Khi ăn cơm trở lại, cơ thể chị Hiển mới dần phục hồi thì chị lại đón hung tin. Cuối năm 2006, trong một lần tắm, chị bất ngờ sờ thấy một cục u nhỏ ở ngực trái. Là người đã từng mắc ung thư, chị Hiển nghĩ ngay đến ung thư vú. Nhưng khi đi kiểm tra, các bác sĩ cho biết không có vấn đề gì.

Niềm vui ấy chẳng kéo dài được lâu, chỉ 3 tháng sau, cơn đau ngày càng nhiều nên người phụ nữ này xuống Hà Nội kiểm tra, kết quả như sét đánh ngang tai. “Bác sĩ nói tôi bị ung thư vú ác tính, giai đoạn di căn xa và đây là căn bệnh mới, không liên quan gì đến ung thư dạ dày trước đó”, chị Hiển ngậm ngùi nhớ lại.

Mang trong người trọng bệnh, tài sản trong nhà cũng dần đội nón ra đi, thế nhưng nỗi đau vẫn chưa buông tha người phụ nữ quê Phú Thọ. Năm 2007, khi đang trong quá trình điều trị ung thư vú, chị Hiển phát hiện chồng mình cũng mắc bạo bệnh. "Khi ấy, tôi đã "trốn" viện về vì muốn dành cơ hội điều trị cho chồng. Anh ấy là trụ cột gia đình, là chỗ dựa cho 2 đứa con còn lại. Còn tôi, trọng bệnh vẫn trong người, chẳng biết tương lai ra sao. Tôi chấp nhận hy sinh vì tương lai các con", người mẹ rưng rưng kể lại thời điểm đầy giăng co với chị.

Ngôi nhà từng đầy ắp tiếng cười giờ chỉ còn hai mẹ con nương tựa vào nhau để sống.

Ngôi nhà từng đầy ắp tiếng cười giờ chỉ còn hai mẹ con nương tựa vào nhau để sống. 

Thế nhưng chồng chị Hiển không đồng ý với quyết định này của vợ. “Anh ấy nói rằng hãy để anh ra đi vì các con cần mẹ”, người vợ xúc động kể. Cuối cùng cả hai vợ chồng quyết định cùng nhau điều trị, dù phải bán hết cả gia tài với hy vọng may mắn sẽ tới và các con lớn lên có đủ cả bố và mẹ. Niềm hy vọng ấy chỉ kéo dài được 2 năm, vì mắc bệnh gan quá nặng, chồng chị Hiển đã ra đi mãi mãi.

Sự ra đi của chồng khiến chị như trở nên “vô hồn”, có lúc còn nghĩ quẩn muốn kết thúc tất cả để theo chồng. Nhưng rồi vì hai đứa con, chị gắng gượng đứng dậy để tiếp tục chiến đấu với bệnh tật và số phận. “Ngày đó, tôi vừa truyền hóa chất ở Bệnh viện K, vừa rửa bát thuê kiếm tiền điều trị, nuôi con bữa rau bữa cháo. Giờ nghĩ lại tôi vẫn không hiểu vì sao mình vượt qua được giai đoạn khó khăn đó”, chị Hiển nói.

Năm 2011, kỳ tích đã xảy ra khi các xét nghiệm và chụp chiếu cho thấy, các chỉ số ung thư vú của chị đã hoàn toàn bình thường và bác sĩ chỉ định: Chấm dứt điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, để phòng bệnh, chị vẫn cần tái khám định kỳ theo tư vấn bác sĩ. Vẫn canh cánh nỗi lo bệnh tái phát, sau khi ra viện, chị Hiển quyết định ở lại Hà Nội đi làm giúp việc để thuận lợi cho việc thăm khám định kỳ và kiếm tiền nuôi con.

Hai lần chiến đấu với ung thư, lần lượt mất chồng, con, người phụ nữ tìm thấy amp;#34;ánh sáng cuối đường hầm” theo cách đáng nể - 7

Hai lần chiến đấu với ung thư, lần lượt mất chồng, con, người phụ nữ tìm thấy amp;#34;ánh sáng cuối đường hầm” theo cách đáng nể - 8

Năm tháng trôi qua những lúc nhàn rỗi chị Hiển vẫn đi làm giúp việc để kiếm thêm thu nhập.

Tưởng rằng, nỗi đau bệnh tật và mất người thân đã qua, thế nhưng bất hạnh vẫn chưa buông tha chị. Năm 2012, trong một vụ tai nạn, đứa con đầu lòng của chị lại mãi mãi ra đi khi chưa tròn 20 tuổi.

Chịu đựng quá nhiều sự mất mát và nỗi đau cả về thể chất lẫn tinh thần, người mẹ đã khóc cạn nước mắt. Nhưng chị không thể gục ngã vì phía trước vẫn còn đứa con thứ 2. Cháu cần tình yêu thương, sự chở che của mẹ.

“Có lẽ chẳng mấy ai phải chịu đựng nhiều đau đớn và bất hạnh như tôi, nhưng biết kêu ca, oán trách ai bây giờ? Tự bản thân phải cố gắng nhìn về về tương lai để sống. Bởi nếu mất đi niềm tin và hy vọng thì sẽ rất nhanh bị gục ngã”, chị Hiển tâm sự.

Chị chia sẻ rằng, rất nhiều người biết hoàn cảnh của chị, đã đặt ra câu hỏi rằng: Làm sao có thể đứng vững được trước bao biến cố cuộc đời như vậy? Chị trả lời: “Tôi vẫn còn một đứa con, vậy nên tôi gục ngã thì con biết dựa vào đâu? Còn với bệnh tật, tôi luôn khuyên mọi người rằng, ung thư không có gì đáng sợ cả, hãy có niềm tin và tuân thủ điều trị thì có thể chiến thắng. Bởi càng suy nghĩ về cái chết thì “thần chết” sẽ đến càng nhanh. Tôi cho rằng cuộc đời ai cũng chết một lần, ai cũng phải trải qua những nỗi đau, có điều nó đến sớm hay muộn mà thôi. Vì thế, hãy đối diện với sự thật, hãy chiến đấu với bệnh tật và nỗi đau, luôn luôn có niềm tin rằng mình sẽ vượt qua, mình sẽ chiến thắng”.

Hai lần chiến đấu với ung thư, lần lượt mất chồng, con, người phụ nữ tìm thấy amp;#34;ánh sáng cuối đường hầm” theo cách đáng nể - 9

Luôn hoạt bát, vui vẻ và nghĩ đến điều tích cực cũng như tương lai giúp chị Hiển vượt qua được những nỗi đau của cuộc đời. 

TS.BS Phạm Thị Việt Hương - bác sĩ điều trị trực tiếp cho chị Hán Thị Hiển cho biết, bệnh nhân Hiển là người có nghị lực, ý chí rất kiên cường khi chịu đựng rất nhiều nỗi đau nhưng vẫn tuân thủ điều trị và cuối cùng đã chiến thắng bệnh tật. "Mắc bạo bệnh, rồi chồng qua đời, hai con cũng mất nhưng bệnh nhân Hiển vẫn tha thiết sống để lo cho đứa con còn lại. Chính điều đó càng thúc giục chúng tôi phải làm hết sức để cứu bệnh nhân. Cuối cùng chúng tôi đã làm được”, bác sĩ Hương chia sẻ.

Bằng sự chăm sóc tận tình của y bác sĩ cùng với sự quyết tâm, khát khao được sống, người phụ nữ mạnh mẽ ấy đã vượt qua tất cả những cơn bĩ cực của cuộc đời. Giờ đây trong tổ ấm nho nhỏ, hai mẹ con chị Hiển đã có sự bình yên và những tiếng cười. Mong ước lớn nhất của chị giờ đây là đứa con trai duy nhất sớm lập gia đình để chị được “lên chức” bà nội, bồng bế cháu mỗi ngày.

Bí quyết sống khỏe của bộ tộc 900 năm không ai mắc ung thư, tuổi thọ có thể đạt đến 120 tuổi
Một bộ tộc ở thung lũng Hunza, phía bắc Pakistan được đồn đại sống thọ và chưa từng mắc ung thư trong suốt 900 năm, thậm chí có thông tin rằng phụ nữ nơi đây 60 tuổi vẫn có thể mang thai.

Sống thọ

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phía sau giông bão