Bí quyết sống khỏe của bộ tộc 900 năm không ai mắc ung thư, tuổi thọ có thể đạt đến 120 tuổi

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 18/04/2023 06:41 AM (GMT+7)

Một bộ tộc ở thung lũng Hunza, phía bắc Pakistan được đồn đại sống thọ và chưa từng mắc ung thư trong suốt 900 năm, thậm chí có thông tin rằng phụ nữ nơi đây 60 tuổi vẫn có thể mang thai.

Thung lũng Hunza ở phía bắc Pakistan nằm ở độ cao rất cao, gần như tách biệt với phần còn lại của thế giới. Đây là nơi sinh sống của một cộng đồng người được cho là có tuổi thọ cao hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Không ai thực sự biết người Hunza sống thọ nhất là bao nhiêu năm, có thông tin cho rằng tuổi thọ trung bình là 100 tuổi và có một số người còn vượt quá 120 tuổi. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình ở Pakistan chỉ là 67 tuổi. Thậm chí còn có thông tin rằng phụ nữ Hunza có sức khỏe tốt đến mức họ có thể thụ thai trong độ tuổi 60.

Dù không biết được thông tin chính xác về tuổi thọ của người Hunza nhưng các bác sĩ sau khi tới đây và tiến hành nghiên cứu cho biết người dân nơi đây quả thực có tuổi thọ cao, khỏe mạnh, tràn đây sức sống và hầu như không mắc bệnh tật. 

Người Hunza được đồn đại rằng có tuổi thọ rất cao, trung bình là 100 tuổi.

Người Hunza được đồn đại rằng có tuổi thọ rất cao, trung bình là 100 tuổi. 

Vậy bí quyết của họ là gì? Bác sĩ người Anh, Sir Robert McCarrison từng đến thung lũng Hunza để tìm hiểu về người dân nơi đây. Ông đã phát hiện ra rằng chế độ ăn uống của người Hunza có lẽ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giúp họ không phát triển các bệnh mãn tính và suy nhược như ung thư, bệnh tim và tiểu đường khi già đi. Cụ thể, chế độ ăn uống của người Hunza có gì đặc biệt?

1. Ăn nhiều carbs phức tạp

Người Hunza ăn một chế độ ăn nhiều carbohydrate phức tạp nhưng ít calo - khoảng 1600-1800 calo mỗi ngày, trái ngược với hầu hết người Mỹ ăn từ 2500-3000 calo mỗi ngày, chủ yếu là từ carbs tinh chế và đường. 40% tổng lượng calo tiêu thụ của người Hunza đến từ thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như lúa mì, bột kê, kiều mạch hoặc lúa mạch xay.

2. Ăn nhiều rau tươi và trái cây

Rau tươi chiếm 30% khẩu phần ăn của người Hunza. Dâu tằm, quả mơ, nho và các loại trái cây tươi khác chiếm 15% tổng lượng calo trong chế độ ăn uống.

Đặc biệt, người Hunzu sử dụng khá nhiều nước mơ. Mỗi năm 1 lần, người dân sẽ thực hiện quá trình ăn chay, chỉ uống nước ép quả mơ khô trong suốt 2-4 tháng. Đó là truyền thống được tổ tiên truyền lại và vẫn được giữ vững cho đến bây giờ.

Một số nhà khoa học tin rằng uống nước ép mơ giàu vitamin B17 có thể giúp người dân nơi đây tránh xa bệnh ung thư. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng chế độ ăn uống tổng thể lành mạnh cùng lối sống khoa học, môi trường sống trong lành mới là yếu tố giúp bệnh ung thư 900 năm chưa từng xuất hiện ở nơi đây. 

Bí quyết sống khỏe của bộ tộc 900 năm không ai mắc ung thư, tuổi thọ có thể đạt đến 120 tuổi - 2

3. Ăn ít thịt

Chế độ ăn uống của người Hunza thường chỉ bao gồm một lượng nhỏ thịt. Theo truyền thống, thịt chỉ được dành cho các lễ kỷ niệm hoặc những dịp đặc biệt, mặc dù ngày nay có thể điều này đã thay đổi khi lượng thịt đã tăng lên.

Điều này có nghĩa là người Hunza có nồng độ chất béo bão hòa rất thấp, ngăn ngừa các bệnh như bệnh gút, loãng xương, bệnh thận, ung thư, viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, sỏi thận, bệnh ruột kết và bệnh tim. Hầu hết các điều kiện này được coi là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều người ở phương Tây.

4. Ăn sữa và sữa chua

Người Hunza ăn một số loại thực phẩm chứa lợi khuẩn mỗi ngày. Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua được ăn thường xuyên để cung cấp protein cũng như lợi khuẩn đường ruột.

5. Sử dụng thực phẩm tự nhiên, ít chế biến

Người dân Hunza chú trọng việc sử dụng thực phẩm hoàn toàn tự nhiên, không chứa hóa chất nhân tạo. Họ không sử dụng hóa chất hay phân bón nhân tạo khi trồng trọt. Thực tế, việc dùng thuốc trừ sâu hay hóa chất ở vùng đất này có thể coi là chống lại luật pháp của người Hunzas.

Thực phẩm nguyên chất chưa qua chế biến là yếu tố chính trong chế độ ăn uống của người Hunza. Hầu hết thực phẩm họ ăn được tiêu thụ ở dạng thô. Quá trình chế biến thường chỉ là phơi khô trái cây dưới ánh nắng mặt trời. Họ cũng chưa từng biết tới bất kỳ thực phẩm chế biến nào như cá đóng hộp, socola,… 

6. Dùng nước từ sông băng

Nước sông băng mà người Hunza dùng chứa nhiều chất chống oxy hóa và khoáng chất.

Nước sông băng mà người Hunza dùng chứa nhiều chất chống oxy hóa và khoáng chất.

Tiến sĩ Henry Coanda, người từng sống với người Hunzas, đã nghiên cứu về nước sông băng mà họ dùng để uống và tắm. Coanda đã tiến hành nghiên cứu sâu và viết một cuốn sách về nước ở Hunza, trong đó ông mô tả một số lý do giúp bộ tộc trường tồn. Nước của sông băng trên dãy Himalaya chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và khoáng chất.

Phụ nữ Hunza thường chuẩn bị một  loại trà mặn đặc biệt với nước ngọt từ suối trên núi. Thành phần chính là một loại thảo mộc đặc biệt có tên là “tumuru”. Ngoài các lợi ích sức khỏe khác nhau, loại thuốc này được cho là có đặc tính chống lão hóa và làm cho làn da trông trẻ trung và rạng rỡ. Một số nhà khoa học đặt tên cho loại nước này là “thuốc trường sinh”.

Ngoài chế độ ăn uống, một số yếu tố khác cũng có thể giúp người Hunza sống thọ và khỏe mạnh hơn như:

Ăn ngủ giờ giấc khoa học: Người Hunzas thường dậy sớm làm việc, trung bình khoảng 5 giờ, giúp họ tăng thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và đi ngủ vào lúc chập tối. Thói quen của họ chứng tỏ giấc ngủ sâu và sớm sẽ tái sinh năng lượng cho cơ thể vào lúc nửa đêm.

Người Hunza thường phải đi bộ trên địa hình đồi núi để tới khu vực đất canh tác mỗi ngày.

Người Hunza thường phải đi bộ trên địa hình đồi núi để tới khu vực đất canh tác mỗi ngày.

Vận động nhiều: Môi trường mà người Hunza sinh sống là miền núi và có địa hình cực kỳ gồ ghề. Những ngôi làng vô cùng biệt lập và được xây dựng trên vách đá; một số ngôi làng đã hơn 1.000 năm tuổi. Người Hunza không có lựa chọn nào khác ngoài việc đi bộ qua những đoạn đường gồ ghề và những sườn núi dốc.

Đất canh tác cũng không phải lúc nào cũng nằm ngay cạnh nhà. Một số đồng cỏ cách làng hai giờ đi bộ nên họ phải hoạt động khá nhiều.

Bác sĩ 100 tuổi vẫn làm việc được Kỷ lục Guiness Thế giới vinh danh tiết lộ 5 điều không bao giờ làm để sống lâu
Được vinh danh là "Bác sĩ hành nghề lâu đời nhất", nhà thần kinh học người Mỹ Howard Tucker nay đã 100 tuổi vẫn không ngừng làm việc và trí óc vô cùng minh mẫn.

Sống thọ

HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ VerywellHealth)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống thọ