Dù chuyện "yêu" là việc tế nhị của riêng hai người nhưng ở thời phong kiến, trong mỗi cuộc vui của Hoàng đế luôn được thái giám canh gác bên ngoài ghi chép tỉ mỉ. Người này còn có một nhiệm vụ cao cả, đó chính là nhắc nhở vua kết thúc màn ái ân khi thời gian đã đủ.
Độ dài cho mỗi cuộc mây mưa thông thường chỉ được phép kéo dài 30 phút. Nếu đã đến thời gian quy định, thái giám sẽ hô "hết giờ rồi" và đôi bên tự biết phải làm gì. Dù là vua của một nước nhưng Hoàng đế vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định chung. Việc hạn chế thời gian quan hệ là để đảm bảo sức khỏe cho Hoàng đế, bởi đàn ông càng ham muốn nhiều thì càng tổn hao sinh lực, thậm chí gây tổn thọ.
Ảnh minh họa
Về nguyên tắc này cho đến ngày nay vẫn cực kì khớp với những gì khoa học đã chứng minh. Tính cả màn dạo đầu đến khi cuộc yêu kết thúc chỉ nên gói gọn trong nửa tiếng. Nếu bạn từng nghĩ cách để kéo dài mỗi lần ân ái hay "yêu" nhiều trong một đêm mới khiến đối phương thỏa mãn thì bạn phải thay đổi ngay. Ths Nguyễn Hoài Bắc, Khoa Nam học, BV Đại học Y Hà Nội cho biết: "Đối với phụ nữ cũng vậy, các cụ đã nói 'quý hồ tinh bất quý hồ đa'. Tốt nhất bạn nên hòa hợp với nhau về mặt tần số, tốt nhất làm 1 lần chất lượng tốt còn hơn 3-4 lần".
Ngày nay các nhà nghiên cứu từ bang Pennsylvania (Mỹ) đã tiến hành khảo sát trên 50 nhà tình dục học người Mỹ và Canada vào năm 2010 về ý kiến của họ rằng cuộc yêu kéo dài trong bao lâu là lý tưởng. Các chuyên gia này cho biết 3 - 7 phút là thời gian đủ và 7 - 13 phút là ước mong của đấng mày râu. Ngoài ra, họ cho biết thêm, 1 - 2 phút có thể coi là hơi ngắn với hầu hết mọi người nhưng 10 -13 phút lại hơi dài.
Thế nhưng nếu chàng liên tục muốn được "nữa, nữa" thì phải làm sao?
Khi bạn đang rất mệt mỏi với công việc chưa hoàn thành ở cơ quan, khi bạn còn đang lo lắng không biết đối phó thế nào với chứng ngang bướng của con và lời gợi ý của chồng về "chuyện ấy" hẳn sẽ khiến bạn nổi điên và buông những lời thiếu tế nhị. Đừng vội trách cứ chồng không quan tâm đến việc bạn đang vất vả như nào, cũng không nên "vu" ngay cho chồng tội "lúc nào cũng chỉ đòi hỏi chuyện ấy". "Sự bình tĩnh luôn là chìa khóa giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề".
Luôn tôn trọng đối phương
Một sai lầm mà các cặp đôi thường gặp phải, không chỉ trong vấn đề "chuyện ấy" là thiếu tôn trọng nhau. Sự thiếu tôn trọng này đến từ việc các cặp đôi đều cho rằng hôn nhân là bến đỗ cuối cùng, khi đã có được nhau (xét về cả mặt tinh thần lẫn thể xác), chúng ta thường có xu hướng xem nhẹ đối phương. Khi học được cách tôn trọng đối phương, bạn sẽ biết nói lời từ chối sao cho đỡ tổn thương anh ấy nhất.
Ghi nhận mong muốn của chồng, trước khi nói ra mong muốn của mình
Đừng bắt đầu màn từ chối bằng câu "em mệt lắm" hay "anh không biết là em đang rất mệt à" mà hãy bắt đầu từ câu "em biết rằng…/em hiểu rằng… anh đang….". Sự khéo léo và tinh tế này khiến người chồng cảm thấy được thấu hiểu và quan tâm.
Bù đắp bằng một thứ khác
Để tránh mang lại cảm giác hụt hẫng, khó chịu đến với người chồng, sau khi từ chối một cách tế nhị, nên hứa sẽ nấu cho chồng một bữa tối ngon, rủ chồng đi xem bộ phim anh ấy yêu thích hoặc đơn giản hơn là cùng nói về sở thích của anh ấy (có thể là bóng đá chẳng hạn).
"Em không muốn chuyện ấy là ám ảnh kinh hoàng"
"Đàn ông thừa hiểu ý nghĩa sâu xa của câu nói này. Bạn có thể chẳng cần phải giải thích gì thêm nếu nói câu này với tông giọng nhẹ nhàng hết mức có thể", bà Amy Muise đưa ra tư vấn với những người vợ thường xuyên bị chồng đòi hỏi chuyện ấy.
Tuy nhiên, nếu đã thực hiện theo các nguyên tắc trên mà người chồng vẫn cố tình đòi hỏi, có hành xử thô bạo, không kiểm soát về lời nói, người vợ nên cân nhắc những điều sau:
- Cùng ngồi lại và nói chuyện thẳng thắn với chồng.
- Tìm đến chuyên gia tâm lí nếu không thể tự mình giải quyết.
- Cân nhắc lại mối quan hệ, đặc biệt nếu tần suất đòi hỏi trở nên dày đặc và chồng có thái độ không quan tâm đến cảm xúc, mong muốn của người vợ.
"Yêu" đủ và hợp lý vừa có thể cải thiện mối quan hệ vợ chồng, vừa đảm bảo sức khỏe và hai bên đều háo hức cho những lần sau.