Không phải hành củ hay thịt đông, đây là món ai cũng nên ăn kèm khi dùng bánh chưng, tiếc là hầu hết đều "quên"

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 26/01/2024 14:05 PM (GMT+7)

Bánh chưng là món không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền nhưng ăn quá nhiều hay ăn không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

Mỗi khi Tết đến xuân về, người Việt dù có đi đâu cũng không thể thiếu bánh chưng trong mâm cỗ Tết cổ truyền. Trước đây, khi kinh tế khó khăn, dù trẻ nhỏ hay người lớn đều mong chờ đến Tết để được ăn bánh chưng. Ngày nay, dù bánh chưng vẫn mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh sâu sắc với người Việt, nhưng nó không còn là của hiếm. Ở bất kể đâu, chỉ cần muốn là có thể đặt mua, hay tại các vùng quê, mỗi khi rảnh rỗi là các gia đình có thể tự gói để cả nhà thường thức.

Bánh chưng phổ biến đến mức, các nhà dinh dưỡng còn khuyến cáo mọi người nên ăn loại bánh này có kiểm soát, bởi nếu ăn nhiều nguy cơ tăng cân là rất lớn, từ đó có thể gây hàng loạt các hệ lụy với sức khỏe.

Vậy trong dịp Tết nên ăn bánh chưng bao nhiêu là đủ và ăn như thế nào mới đúng? BSCK II Đoàn Thị Anh Đào - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, hiện có rất nhiều loại bánh chưng khác nhau, cũng như tùy người gói sẽ có trọng lượng bánh không giống nhau, vì thế rất khó có thể đưa ra một lời khuyên cụ thể cho mọi người.

Bánh chưng rất giàu năng lượng nên mọi người nên ăn hạn chế, mỗi bữa chỉ 1/8 chiếc. Ảnh minh họa.

Bánh chưng rất giàu năng lượng nên mọi người nên ăn hạn chế, mỗi bữa chỉ 1/8 chiếc. Ảnh minh họa. 

Bác sĩ Đào thừa nhận, dù bánh chưng dài hay vuông thì đây là loại đồ ăn rất giàu năng lượng, bởi thành phần của bánh đều là những thực phẩm nhiều calo như gạo nếp, đậu xanh, thịt ba chỉ…

Thông thường, một chiếc bánh chưng được làm với 1,5-2 bát gạo nếp, chưa kể thịt mỡ, đậu xanh. Trong khi đó, 100g gạo nếp đã chứa 344 Kcal. Còn trong 100g bánh chưng chứa 181 Kcal; 4,3g chất đạm; 4,2g chất béo; 31,6g chất bột đường; 0,6g chất xơ; 26g canxi; 0,94g sắt; 1,4g kẽm. Do vậy, ăn quá nhiều bánh chưng (khoảng 1/4 hoặc 1/2 chiếc bánh chưng) là đã nạp vào cơ thể rất nhiều năng lượng (nửa chiếc bánh khoảng gần 1000Kcal).

Bác sĩ Anh Đào tư vấn, với một người trưởng thành, không mắc các bệnh lý nền thì chỉ cần ăn 1/8 chiếc bánh chưng cỡ vừa (khoảng 100g) là đã đủ nhu cầu tinh bột cho một bữa. Trường hợp ai ăn thêm cơm hoặc các loại đồ ăn chứa nhiều tinh bột khác như ngô, bún, phở thì cần giảm lượng bánh chưng ăn vào.

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho rằng, nếu mỗi bữa ăn thêm một miếng bánh chưng (1 lát tròn hay 1/8 chiếc bánh chưng vuông) thì thì lượng calo thừa sẽ tăng lên đáng kể và nguy cơ không kiểm soát được cân nặng rất dễ xảy ra nếu lặp đi lặp lại nhiều ngày.

Các chuyên gia đều nhấn mạnh, việc ăn thêm các loại rau củ rất cần thiết trong ngày Tết. Ảnh minh họa.

Các chuyên gia đều nhấn mạnh, việc ăn thêm các loại rau củ rất cần thiết trong ngày Tết. Ảnh minh họa. 

Trong bánh chưng có khá đầy đủ các nhóm chất như tinh bột (gạo), protein và chất béo (thịt), chất xơ (đậu xanh), nhưng không cân đối và có rất ít vitamin, khoáng chất. Vì thế, ăn nhiều bánh chưng sẽ nhanh no và no lâu, khiến mọi người không ăn được thực phẩm khác, nhất là các loại rau, từ đó ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu.

PGS Nguyễn Xuân Ninh tư vấn, tốt nhất nên ăn bánh chưng lượng vừa đủ vào bữa sáng và bữa trưa, bởi khi đó cơ thể có nhiều hoạt động để tiêu hao năng lượng. Nên ăn bánh chưng kèm các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ. Ưu tiên bánh chưng luộc thay vì bánh trưng rán. Những người đái tháo đường, béo phì, mỡ máu cáo, tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn bánh chưng.

2 kiểu ăn bánh chưng sau Tết khiến cơ thể nhanh tích mỡ, bệnh tật dễ đến, kiểu 1 nhiều người thích
Bánh chưng là món ăn cổ truyền, được nhiều người ưa chuộng nhưng chúng cũng dễ gây tác dụng ngược với sức khỏe nếu dùng không khoa học và hợp lý.

Tết nguyên đán

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe