Loại cây được Hàn Quốc, Nhật Bản coi là "nhân sâm", "cây trường thọ", ở Việt Nam mọc dễ như cỏ nhưng ít người biết dùng

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 10/04/2023 19:00 PM (GMT+7)

Đây là loại cây phổ biến ở Việt Nam và được ví tốt ngang nhân sâm, nhưng người chỉ dùng chơi chơi kiểu uống nước giải nhiệt.

Giảo cổ lam là cây mọc nhiều ở Việt Nam, nhất là ở vùng núi và trung du Bắc Bộ. Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, cây thuộc họ bí (Cucurbitaceae), ngoài ra nó còn có nhiều tên gọi khác như cỏ trường thọ (Trung Quốc), phúc ẩm thảo (Nhật Bản), cây trường sinh, dền toòng, cổ yếm, ngũ diệp sâm...

Tại các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, giảo cổ lam được sử dụng từ lâu với nhiều bài thuốc và công dụng cho sức khỏe. Còn tại Việt Nam, dù nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất lượng của giảo cổ lam ở nước ta cho giá trị tương đương với hai loại tìm thấy ở Trung Quốc và Nhật Bản nhưng việc sử dụng để nâng cao sức khỏe vẫn chưa thực sự rộng rãi.

Theo đó, giảo cổ lam có 3 loại chính là loại 3 lá, 5 lá và 7 lá - tất cả đều có tác dụng nhất định với sức khỏe. Đáng nói, ở nhiều nơi, giảo cổ lam (nhất là loại 7 lá) mọc và phát triển rất mạnh ở các vùng đồi, kể cả ven đường, bờ rào, bụi rậm. Ví dụ như ở Sa Pa, giảo cổ lam 7 lá mọc nhiều như cỏ dại, nhiều đến nỗi người dân ở đây còn phải dẫy bớt để tránh chúng mọc lấn át các loại cây trồng khác.

Thạc sĩ, lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, nếu như ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc họ đã sử dụng giảo cổ làm từ lâu để nâng cao sức khỏe thì Việt Nam, vài năm gần đây loại cây này mới bắt đầu được để ý và sử dụng.

Giảo cổ lam còn được gọi là nhân sâm nam hay sâm 5 cánh vì có rất nhiều tác dụng và hoạt chất giống nhân sâm.

Giảo cổ lam còn được gọi là nhân sâm nam hay sâm 5 cánh vì có rất nhiều tác dụng và hoạt chất giống nhân sâm. 

Ông Trung cho biết, trong y học cổ truyền, giảo cổ lam có vị đắng tính mát, có tác dụng hạ đường huyết hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Có thể phối hợp giảo cổ lam với dây thìa canh lượng tuỳ dùng sắc uống để hỗ trợ điều trị đái tháo đường.

Theo tìm hiểu của ông Trung, nhiều tài liệu y học hiện đại chỉ ra rằng, trong giảo cổ lam có các khoáng chất như kẽm, sắt, mangan, phốt pho, selen... Đặc biệt giảo cổ lam có chứa hợp chất quý saponin có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Hợp chất này thường có trong nhân sâm, tham gia trực tiếp vào quá trình cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Saponin có tác dụng giúp giảm đường huyết, cải thiện tình trạng đái tháo đường, ngăn ngừa các biến chứng. Đó là lý do mọi người ví giảo cô lam như nhân sâm hay một số nơi còn gọi với cái tên nhân sâm nam, sâm 5 cánh…

Ngoài ra, giảo cổ lam còn được biết đến có các hoạt chất giảm cholesterol xấu (LDL-C) trong máu giúp lưu thông máu não, phòng ngừa tai biến và đột quỵ. Giảo cổ lam còn hỗ trợ kiểm soát huyết áp, giảm cơn đau tim, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch. 

“Cách sử dụng giảo cổ lam đơn giản nhất, đó là dùng hãm uống như trà giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giảm mỡ máu, phòng ngừa bệnh tim mạch, ung thư… Do giảo cổ lam không có tính độc vì vậy mọi người có thể sử dụng theo cách đơn giản này”, Ths. Lương y Vũ Quốc Trung nói.

Giảo cổ lam có thể dùng làm trà uống hàng ngày, nhưng không nên uống nhiều quá 20gam/ngày. (Ảnh minh họa)

Giảo cổ lam có thể dùng làm trà uống hàng ngày, nhưng không nên uống nhiều quá 20gam/ngày. (Ảnh minh họa)

Dù giảo cổ lam tốt cho sức khoẻ nhưng vị Lương y cũng lưu ý không nên uống trà vào buổi tối để tránh kích thích hệ thần kinh, làm hưng phấn nên gây khó ngủ, và chỉ nên dùng dưới 20 gam/ngày. Chỉ uống trà trong ngày, khi trà có hiện tượng thiu nên đổ bỏ. Khi kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.

Ngoài ra, hiện có không ít người bán giảo cổ lam đóng túi sẵn, thậm chí phơi khô để người mua chỉ việc sử dụng, vì thế mọi người cần chú ý quan sát, mua ở nơi uy tín được cơ quan chức năng cấp phép để tránh bị hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Loại cỏ dại mọc ven đường, người Việt dùng cho gia súc ăn nhưng được thế giới săn lùng, Trung Quốc gọi là rau trường sinh
Rau sam ở một số nước châu Âu được dùng khá phổ biến và được đánh giá cao về mặt y học. Ở Trung Quốc, nó còn được gọi là "rau trường thọ".

Thực phẩm phòng bệnh

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cây thuốc nam