Ra chợ thấy loại "quả trường sinh" này không mua thì phí, giàu chất chống oxy hóa hơn trà xanh, protein ngang trứng

MINH MINH - Ngày 03/03/2023 06:45 AM (GMT+7)

Lạc có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa còn nhiều hơn trà xanh hay rượu vang, hàm lượng protein có thể ngang ngửa trứng và thị, mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe.

Đậu phộng hay lạc là món ăn vặt và cũng có thể là món phụ trong bữa cơm. Nhưng có lẽ vì quá phổ biến và rẻ tiền nên nhiều người không quá coi trọng, thực chất đây là một kho tàng dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa còn nhiều hơn cả trà xanh hay nho. Dù có vẻ ngoài bình thường nhưng lại có tác dụng phi thường, lạc từng được mệnh danh là “quả trường sinh”.

Lạc là một kho tàng chất chống oxy hóa

Có thể bạn chưa biết nhưng lạc thực chất là một loại cây họ đậu, cùng họ với đậu Hà Lan, đậu lăng và đậu cô ve.  Mặc dù lạc không phải là trái cây nhưng lại giàu chất chống oxy hóa như trái cây. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ cho thấy lạc có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn trà xanh và nho. Chất chống oxy hóa trong hạt lạc bao gồm:

1. Resveratrol

Resveratrol là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ mà bạn có thể quen thuộc vì nó là một chất dinh dưỡng phong phú trong nho và rượu vang, cũng như trong lạc. Sự phong phú của resveratrol trong bơ lạc tương tự như nước ép nho. Nghiên cứu của Đại học Georgia ở Mỹ đã chỉ ra rằng resveratrol có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.

Lạc giàu chất chống oxy hóa hơn cả trà xanh hay nho. (Ảnh minh họa)

Lạc giàu chất chống oxy hóa hơn cả trà xanh hay nho. (Ảnh minh họa)

2. Phytosterol

Trong lạc và dầu lạc có phytosterol, có thể làm giảm sự hấp thu cholesterol ở đường tiêu hóa.

3. Axit p-coumaric

Axit p-coumaric cũng là chất chống oxy hóa chính trong lạc và nó cũng có đặc tính chống viêm. Lạc cũng cho thấy khả năng cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2. Một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate và thay thế một số carbohydrate giàu tinh bột bằng lạc có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và sau khi ăn.

4. Isoflavone

Lạc cũng chứa isoflavone, chất có nhiều trong đậu nành và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Những tác dụng của lạc khiến nó được ví như "quả trường sinh"

Theo y học cổ truyền, lạc có tính bình, vị ngọt, vào các kinh tỳ phế. Nó có thể đánh thức lá lách và điều hòa dạ dày, làm ẩm phổi và hóa đờm, nuôi dưỡng và điều hòa khí, làm thông cổ họng và giảm ho. Lạc chủ yếu được sử dụng để điều trị suy dinh dưỡng, thiếu ăn và ốm yếu, ho khan ít đờm, ho ra máu, da có vết tím, sản phụ thiếu sữa và các bệnh khác.

Lạc được ví như quả trường sinh với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Lạc được ví như "quả trường sinh" với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Theo quan điểm của khoa học hiện đại, hàm lượng protein trong lạc cao tới khoảng 30%, giá trị dinh dưỡng của nó có thể sánh ngang với các loại thực phẩm như trứng và sữa. Tuy giàu chất béo nhưng 80% là axit béo không no, giúp cải thiện thành phần lipid máu.

Hơn nữa, vitamin E và kẽm chứa trong lạc có thể tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, trì hoãn sự suy giảm chức năng não và dưỡng ẩm cho da. Quan trọng hơn, lạc còn chứa β-sitosterol, đây là một chất chống ung thư đã được chứng minh có thể thúc đẩy quá trình phân hủy, trao đổi chất và quá trình tự chết của tế bào ung thư.

Nó cũng chứa chất béo lành mạnh trong khi ít carbohydrate. Đồng thời, lạc là một trong những thực phẩm có hàm lượng vitamin B3 (niacin) dồi dào nhất, ngoài ra còn có các loại vitamin B khác, vitamin E, kẽm, mangan, magie,…

Ăn lạc thế nào để có lợi?

1. Ăn sống - bồi bổ dạ dày

Dân gian có câu “ăn lạc dưỡng dạ”, điều này không phải là không có lý. Trước hết, lạc chứa rất nhiều protein và chất béo. Protein có tác dụng trung hòa axit dịch vị, chất béo có thể kích thích niêm mạc ruột tiết ra enterogastrin để ức chế tiết axit dạ dày.

Ngoài ra, lạc còn là thực phẩm giàu phospholipid, có thể nhũ hóa và bôi trơn, có tác dụng bảo vệ nhất định đối với niêm mạc dạ dày.

Vì vậy, đối với những người có triệu chứng ợ hơi nhẹ và trào ngược axit, bạn có thể thử dùng khoảng 10 hạt lạc sống khi bụng đói, nhai từ từ cho đến khi thành bã rồi nuốt, có tác dụng bồi bổ và bảo vệ dạ dày.

Lưu ý: Bệnh nhân khó tiêu và viêm túi mật không nên ăn lạc.

2. Ăn lạc chín an toàn với hầu hết mọi người

Lạc luộc tốt hơn so với lạc rang. (Ảnh minh họa)

Lạc luộc tốt hơn so với lạc rang. (Ảnh minh họa)

Sau khi lạc được nấu chín, ngoại trừ lượng nước bị mất đi thì hàm lượng chất dinh dưỡng không thay đổi nhiều.  Hơn nữa lạc nấu chín không chỉ dễ tiêu hóa hơn mà còn ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng. Có nhiều cách chế biến lạc, phổ biến là lạc luộc và lạc rang, nhưng khuyến khích mọi người ăn lạc luộc. Hàm lượng hai chất isoflavone trong đậu phộng luộc tăng từ 2 đến 4 lần.

Ngoài ra, vì lạc có tác dụng làm sạch đờm nhưng nếu chiên hay rang sẽ gây phản tác dụng, sinh ra đờm nhiều hơn. Hơn nữa, sau khi rửa sạch và đun sôi, độc tố mycotoxin trong lạc về cơ bản được hòa tan trong nước nên an toàn hơn khi ăn.

MINH MINH (Dịch từ Epochtimes, People)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm phòng bệnh