Loại quả xưa rụng đen gốc không ai nhặt, nay là đặc sản được săn lùng nhưng ăn sai cách dễ gặp họa

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 12/12/2022 19:00 PM (GMT+7)

Đây là loại quả chỉ có theo mùa và chỉ phân bố ở một số địa phương nên nhiều người phải săn lùng mới có thể thưởng thức như một món đặc sản quà quê.

Lương y Bùi Đắc Sáng

Nơi công tác: Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Cọ là loại quả đặc trưng ở vùng núi trung du, trong đó được phân bố nhiều nhất ở Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh. Loại quả này chỉ có vào mùa đông, thu hoạch vào khoảng tháng 11, tháng 12 âm lịch hàng năm. Trước đây, quả cọ có rất nhiều, đến mùa rụng đen đất, rất ít người sử dụng. Hiện nay do diện tích ngày càng thu hẹp, vì thế loại quả này trở thành đặc sản, được bán với giá cao và dân thành thị vô cùng yêu thích.

Cọ giờ thành đặc sản được nhiều người săn lùng vào mùa đông và bán với giá khá đắt tại thành thị. Ảnh minh họa.

Cọ giờ thành đặc sản được nhiều người săn lùng vào mùa đông và bán với giá khá đắt tại thành thị. Ảnh minh họa. 

Không chỉ là loại quả đặc sản, quả cọ còn là món ăn cung cấp một số dinh dưỡng nhất định với cơ thể, thậm chí hỗ trợ điều trị một số bệnh nếu sử dụng hợp lý. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, theo y học cổ truyền, quả cọ có vị ngọt, chát, hơi béo. Một số nghiên cứu ở nước ngoài còn cho thấy loại quả này có tác dụng trong hỗ trợ bệnh ung thư vòm họng, thực quản. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng này, vì thế mọi người chỉ nên dùng quả cọ để thưởng thức là chính, không dùng để điều trị ung thư. Tốt nhất, khi mắc bệnh cần có chẩn đoán chính xác, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Ông Sáng cho rằng, trong cọ có hàm lượng chất béo, chất đạm, canxi nhất định nên có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường tiết niệu, tiền liệt. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều vì dễ gây nên tình trạng “say cọ”. Ngoài ra, do có chất chát nên ăn nhiều có thể gây táo bón, vón cục thức ăn trong ruột.

Cọ có vị chát nên mọi người không nên ăn nhiều, dễ gây táo bón. (Ảnh minh họa)

Cọ có vị chát nên mọi người không nên ăn nhiều, dễ gây táo bón. (Ảnh minh họa)

Chia sẻ về vấn đề này, Ths.BS Lê Thị Hải, nguyên giám đốc trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, quả cọ khi ăn cần bỏ vỏ và ăn ít ở mức thưởng thức, vì vỏ quả cọ có vị chát và chứa tanin nên có thể gây táo bón. Với người bị tiêu chảy mức độ nhẹ có thể giã và ép lấy nước để cầm tiêu chảy và cách này chỉ dùng cho người trưởng thành, không dùng cho trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện. 

Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam (Viện Dinh dưỡng) quả cọ được xếp vào nhóm các loại hạt, quả giàu chất béo. Cụ thể, loại quả này không giàu các loại vitamin nhưng chúng chứa một số chất dinh dưỡng cơ bản như nước, đạm, chất béo, glucid. Theo đó, 100g quả cọ phần ăn được có chứa 178Kcal, 2,3g protein, 13,4g lipid, 12,1g glucid, 38mg canxi…

Cọ cần phải ỏm chín vàng, mềm mới sử dụng. Khi sử dụng cũng không ăn quá nhiều. Ảnh minh họa.

Cọ cần phải ỏm chín vàng, mềm mới sử dụng. Khi sử dụng cũng không ăn quá nhiều. Ảnh minh họa. 

Khi ăn quả cọ, lương y Bùi Đắc Sáng lưu ý, không ăn quả cọ sống, ai có vấn đề đường tiêu hóa như bị đầy bụng, khó tiêu, hay táo bón không nên ăn loại quả này. Với cọ đã chín, cũng chỉ nên ăn quả đã chín mềm, không nên ăn quả cứng.

Theo chia sẻ của một số người dân Phú Thọ, để có thể ăn được cọ, mọi người chỉ nên dùng nước gần sôi (lăn tăn) để ỏm cọ, chứ không cho cọ vào nước sôi để luộc. Trước khi ỏm cần loại bỏ sạn đất phía ngoài và có thể loại bỏ vỏ trước khi ỏm. Tuy nhiên, nếu bỏ vỏ trước thì khi cọ thành phẩm ăn sẽ nhạt, ít béo hơn. Người ỏm cọ cần căn nhiệt độ nước và thời gian hợp lý, khi mặt nước nổi những váng màu vàng, quả chuyển từ màu xanh đậm sang màu vàng là được. 

Loại quả Việt Nam rụng đầy gốc cây có giá gần 2 triệu/kg ở nước ngoài, chứa chất xơ gấp 2 lần khoai và bổ hơn bơ
Quả lê ki ma hay quả trứng gà có lượng chất xơ cao hơn khoai lang, táo, giàu dinh dưỡng nhưng lại ít người biết đến để sử dụng dù ở Việt Nam không thiếu.

Thực phẩm phòng bệnh

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lương y Bùi Đắc Sáng