Dù có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, thậm chí hỗ trợ phòng ngừa ung thư nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại quả này.
Sung là loại quả quen thuộc ở Việt Nam, chúng xuất hiện nhiều ở những vùng quê nhưng tại các đô thị, loại quả này cũng được bày bán khá nhiều để làm đồ ăn. Có lẽ món ăn từ quả sung được nhiều người nhắc đến nhất là sung muối, nộm sung, sung kho thịt cá… nhưng ít ai biết sung còn là một vị thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, giúp nâng cao sức khỏe.
Thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung - thành viên Hội Đông y Việt Nam cho biết, sung không chỉ là vị thuốc mà còn là loại cây rất đặc biệt với tên gọi là cây “vô hoa”. Sở dĩ có tên trên là bởi sung không ra hoa mà sẽ ra quả trực tiếp ở thân cây, hay nói cách khác là hoa loài cây này nằm ở bên trong quả, chỉ khi chín bổ quả sung ra mới nhìn được thấy hoa.
Nhiều người thường dùng sung làm cây cảnh bonsai, tượng trưng cho sự giàu có, sung túc; hoặc dùng quả sung để chế biến thành đồ ăn vặt, ăn kèm với thực phẩm khác mà không biết sung có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sung là loại quả khá đặc biệt, có hoa nằm bên trong quả. Ảnh minh họa.
Dưới góc độ y học cổ truyền, không chỉ quả sung mà lá, nhựa, thậm chí vỏ cây sung cũng có công dụng nhất định với sức khỏe con người. Lương y Quốc Trung dẫn chứng nhựa cây sung chữa mụn nhọt mưng đỏ, sưng vú; lá sung lợi sữa, chữa gan nóng, vàng da, cảm cúm...
Riêng đối với quả sung, lương y Trung cho biết, loại quả này còn được gọi với nhiều tên khác nhau như thiên sinh tử, phẩm tiên quả, văn tiên quả, nãi tương quả... Trong y học cổ truyền, quả sung có tính bình, vị ngọt, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh vị. Có tác dụng tăng cường tiêu hóa, tiêu thũng, giải độc, trị viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí, trĩ, đau họng, mụn nhọt mẩn ngứa...
Sung có nhiều tác dụng nhưng thường được biết đến là món ăn vặt, ăn kèm với thực phẩm khác.
Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như calci, phospho, kali... và một số vitamin như C, B1... có khả năng ngăn ngừa ung thư và rất tốt cho cơ thể.
Ví dụ như nhựa từ quả sung xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư mô liên kết (sarcoma); làm chậm quá trình di căn của tế bào ung thư trong ung thư máu và sarcoma hạch bạch huyết; hỗ trợ trong điều trị nhiều loại ung thư, nhất là ung thư đường tiêu hóa.
Dù có nhiều tác dụng nhưng lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo, nhũng người đang gặp phải vấn đề sau không nên ăn quả sung:
- Tụt đường huyết: Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp, ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể thấp, nên tránh ăn sung.
Một số người gặp vấn đề sức khỏe như bệnh thật, đường huyết, dị ứng không nên ăn sung.
- Người đang bị xuất huyết trực tràng, đau dạ dày: Theo Đông y, quả sung chín có tính nóng, ăn nhiều sung chín có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc gây đau dạ dày. Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc dạ dày, cần phải dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.
- Người dễ dị ứng: Nếu là một người dễ dị ứng, ăn sung cũng có thể bị dị ứng, tình trạng này gây viêm màng kết, viêm mũi hoặc sốc phản vệ. Vì vậy, nếu muốn ăn bạn nên thử và ăn chậm rãi từng miếng để kiểm tra xem có bị dị ứng với sung hay không.
- Những người mắc bệnh thận: Sung là loại quả chứa rất nhiều oxalate, chất này khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi tạo thành sỏi, do vậy việc ăn nhiều sung sẽ gây hại cho người bệnh thận hoặc túi mật.
Tin liên quan
Quả na có rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có một bộ phận cần phải loại bỏ khi ăn vì ngoài ngộ độc, nó có thể gây nên hệ lụy...
Rửa chén bát tưởng chừng là công việc đơn giản, ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách có thể sẽ gây nhiều ảnh...
Loại quả được ví là "vàng đen", rất bùi thơm, béo ngậy, tưởng ăn chơi chơi hóa là "tiên dược" cho...
Không chỉ là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích, các sản phẩm được chế biến từ quả trám đen nếu biết cách làm còn giống như “tiên...
Táo mèo lâu này vẫn được coi là loại quả dùng để ăn vặt, ăn thưởng thức khi vào mùa chín rộ. Tuy nhiên, ít ai biết nếu sử dụng đúng cách,...
Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác
Việc chọn thời điểm tập thể dục trong ngày không chỉ phụ thuộc vào lịch trình cá nhân mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả và lợi ích sức khỏe. Để các bài tập đạt hiệu quả, ngoài việc chú ý đến...