6 việc bạn không nên làm sau khi vừa tiêm vắc xin ngừa COVID-19

Ngày 11/09/2021 07:44 AM (GMT+7)

Các chuyên gia cho rằng một vài hoạt động tốt nhất bạn nên hạn chế làm sau vài ngày đầu tiêm ngừa để bảo vệ sức khỏe.

Sau khi tiêm cần lưu ý những điều gì là thắc mắc của không ít người khi chuẩn bị hoặc vừa tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Dưới đây là 5 điều các chuyên gia y tế khuyên bạn nên tránh khi vừa tiêm phòng:

Xăm mình hay xỏ khuyên 

Các chuyên gia y tế Mỹ nói rằng hai việc này có khả năng nhỏ kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể, thêm vào các phản ứng sau tiêm.

Vì vậy, tốt hơn là nên đợi ít nhất vài ngày trước khi xăm hay xỏ khuyên hoặc tư vấn bác sĩ khi muốn thực hiện các việc này.

Không nên xăm mình khi vừa tiêm vắc xin. Ảnh minh họa: Timesofindia

Không nên xăm mình khi vừa tiêm vắc xin. Ảnh minh họa: Timesofindia

Tập thể dục mạnh

Theo Unicef, việc ép bản thân phải tập luyện mạnh khi mới tiêm xong dường như chỉ khiến bạn cảm thấy tệ hơn là tốt. 

Còn tiến sĩ David Wyles, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Denver Health (Mỹ), cho biết, chưa có bằng chứng cho thấy việc tập thể dục sau tiêm vắc xin gây nguy hiểm nhưng có rủi ro là các tác dụng phụ bạn gặp phải như sốt, đau nhức, mỏi người... có thể làm giảm chất lượng và hiệu suất tập luyện. 

Theo nguyên tắc chung, tiến sĩ Wyles khuyên bạn nên lắng nghe cơ thể. Sau khi tiêm, nếu cảm thấy không đủ sức khỏe để tập thể dục, hãy nghỉ ngơi vài ngày.

Tiêm phòng loại vắc xin khác ngay

Theo các nhà khoa học, việc này cần hết sức thận trọng. Hiện chưa có đủ thông tin về việc vắc xin COVID-19 có thể tương tác thế nào với các loại vắc xin khác.

Chuyên gia khuyến cáo nên đợi ít nhất 2 tuần trước khi tiêm ngừa bệnh khác.

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19 nên đợi ít nhất 2 tuần trước khi tiêm ngừa loại khác

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19 nên đợi ít nhất 2 tuần trước khi tiêm ngừa loại khác

Nhịn uống nước 

Nước giúp cơ thể bạn xử lý các phản ứng miễn dịch đối với vắc xin. Ngoài ra, nếu bạn sốt sau tiêm thì việc cung cấp đủ nước cho cơ thể càng quan trọng. 

Các chuyên gia khuyến cáo, khi nhiệt độ cơ thể tăng, bạn nên uống nhiều nước và các sản phẩm bù điện giải như oresol, tuy nhiên nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống.

Ăn nhiều chất béo bão hòa

Theo hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM, nên hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng vì những món này chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.

Tránh uống bia, rượu ít nhất trong 3 ngày sau tiêm. Ảnh minh họa: Freepik.

Tránh uống bia, rượu ít nhất trong 3 ngày sau tiêm. Ảnh minh họa: Freepik. 

Uống rượu bia và các chất kích thích 

Theo hướng dẫn tiêm chủng của Bộ Y tế, bạn không nên dùng rượu, bia và các chất kích thích ít nhất trong 3 ngày sau tiêm. 

Các chuyên gia cho rằng, rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin.

Vì sao tiêm liều 2 vắc xin ngừa COVID-19 lại dễ gặp phản ứng mạnh hơn liều 1?
Khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 2 thường sẽ có phản ứng tăng nặng hơn mũi 1 nhưng bạn không nên quá lo lắng.

Vắc xin COVID-19

Yên Minh (tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Vắc xin COVID-19