Thấy cổ họng bị nghẹn, đau khi nuốt, bà Ding ở Trung Quốc quyết định đi viện khám và nhận kết quả không ngờ.
Thời gian gần đây, bà Ding ở Quảng Đông (Trung Quốc) liên tục cảm thấy nghẹn trong khi ăn uống, đến bệnh viện, bà được chẩn đoán mắc bệnh lao thực quản. Sau khi hỏi chi tiết, bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh đến từ một vật dụng hết sức quen thuộc trong căn bếp của nhà bà đó là chiếc thớt.
Bệnh lao thực quản gây ra bởi sự xâm nhập trực tiếp của Mycobacterium tuberculosis vào niêm mạc thực quản. Bệnh lao thực quản rất khó phát hiện, các dấu hiệu có thể gặp là khó nuốt, đau khi nuốt, cơn đau rõ ràng hơn ở vùng xương ức khiến người bệnh bị đau khi ăn, lâu dài sẽ sợ ăn do đó sụt cân.
Bà Ding đã lây bệnh từ chiếc thớt như thế nào?
Hóa ra bà Ding có một cuộc sống khá đơn giản ở quê, nhà bà có rất nhiều đồ cũ hàng chục năm vẫn dùng trong đó có thiếc thớt gỗ đã dùng tới gần 20 năm. Chính vì chiếc thớt đã quá cũ ký, phát triển cả nấm mốc bên trong nhưng không được khử trùng, làm sạch nên đã nhiễm vi khuẩn Mycobacterium Bacillus.
Khi bà Dinh dùng chiếc thớt này chế biến thức ăn đã khiến vi khuẩn bám vào thức ăn và các đồ vật xung quanh từ đó lây truyền vào thực quản.
Vì vậy, chúng ta nên chú ý đến khi sử dụng thớt mỗi ngày. Các chuyên gia cho rằng thớt trong nhà bạn nên được thay thường xuyên. Trước khi sử dụng nên khử trùng, làm sạch rửa nước sôi hoặc khủ trùng bằng cồn, phơi nắng sau khi dùng để tiêu diệt mầm bệnh hiệu quả.
Phòng ngừa và điều trị bệnh lao thực quản
Cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và tránh sự xâm nhập của bệnh lao là những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa bệnh lao thực quản. Một khi bạn tìm thấy các triệu chứng như khó nuốt và đau, bạn nên đến bệnh viện để xem nguyên nhân.
Đồng thời, các loại thực phẩm mốc, đã hết hạn, bị phân hủy nên được xử lý kịp thời, không ăn một lần nữa, và chú ý đến vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu ăn, để duy trì một môi trường lành mạnh.