Cà rốt là một trong những món ăn khá phổ biến hiện nay. Bên cạnh những lợi ích cho sức khoẻ, giúp đẹp dáng đẹp da thì cà rốt cũng có những tác dụng phụ khôn lường với sức khoẻ chúng ta.
Carotenemia
Cà rốt là một trong những loại thực phẩm giàu beta carotene. Beta carotene là một trong số ít chất carotenoid được cơ thể chuyển đổi thành vitamin A - một chất dinh dưỡng giúp bảo vệ thị lực tốt, sức khỏe mắt và khả năng miễn dịch.
Một bát nhỏ cà rốt cung cấp khoảng 430% lượng vitamin A tiêu thụ hàng ngày. Tuy nhiên, nếu ăn một lượng lớn cà rốt sẽ cung cấp quá nhiều carotene trong máu. Cơ thể chỉ chuyển đổi beta carotene khi cần thiết, dẫn đến dư thừa lượng carotene và gây nên chứng carotenemia (carotenemia là một khái niệm xuất phát từ carotene, một chất làm cho rau quả có màu vàng cam) hoặc gây nên bệnh vàng da.
Lượng carotene trong máu cao có thể gây nên bệnh vàng da. Hệ tiêu hoá thay đổi
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, cà rốt là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, đặc biệt là loại chất xơ không hoà tan (loại liên kết với nước có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa và ruột hoạt động hiệu quả và đều đặn) chiếm hơn 80 % lượng chất xơ có trong cà rốt.
Ngay cả khi có một sự gia tăng nhẹ lượng chất xơ cũng có thể tạm thời làm gián đoạn hoạt động hệ đường ruột của bạn. Nếu tiêu thụ một lượng lớn chất xơ không hòa tan có thể gây ra hiện tượng phân lỏng cho đến khi hệ thống tiêu hóa của bạn điều chỉnh lượng chất xơ cao hơn. Một lượng lớn chất xơ không hòa tan cũng có thể dẫn đến táo bón nếu bạn không uống đủ nước để di chuyển lượng chất xơ qua đường ruột của bạn.