Mặt trái đáng sợ của nụ hôn

Ngày 01/04/2015 00:06 AM (GMT+7)

Nụ hôn thể hiện những tình cảm không nói được nhưng có thể đem đến những tác hại mà bạn không ngờ như virus Herpes, virus tấn công gan, bệnh nha chu…

Virus Herpes

Nụ hôn có thể là nguyên nhân khiến bạn bị lở miệng. Lở miệng do virus Herpes simplex HSV (loại 1) gây ra thường lây truyền qua nước bọt. Mất 3 ngày đến 1 tuần để bệnh lở miệng phát triển xung quanh và bên trong miệng. Khi virus herpes xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ ở lại, không hoạt động cho đến khi được tái hoạt hóa và vùng lở miệng mới lại hình thành.

Mặt trái đáng sợ của nụ hôn - 1

Nụ hôn có thể lây truyền nhiều bệnh tật

Các nhân tố hoạt hóa lở miệng bao gồm căng thẳng, ánh nắng, chấn thương, đau ốm.

Truyền bệnh sốt tuyến

Nụ hôn còn lan truyền virus Epstein-Barr EBV, gây sốt tuyến, hay còn gọi là viêm tuyến bạch cầu. Nếu hôn người bị sốt tuyến, bạn có thể sẽ gặp các triệu chứng như sốt, đau rát cổ họng, sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Bạn vẫn có thể mang virus sau khi các triệu chứng biến mất và có thể lây sốt tuyến cho người khác hàng tuần hoặc hàng tháng sau đó.

Virus tấn công gan

Nụ hôn dễ khiến bạn lây nhiễm bệnh đường hô hấp, như cảm lạnh. Mặc dù nước bọt không mang nhiều virus viêm gan B bằng máu nhưng vẫn có thể truyền loại virus này qua nụ hôn. Một khi gan bị virus tấn công, bạn sẽ có các triệu chứng như vàng da, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chán ăn, sốt.

Nha chu

Nha chu (viêm nướu) cũng có thể truyền qua nước bọt. Các triệu chứng đó là nướu bị sưng đỏ, chảy máu khi đánh răng.

Mặt trái đáng sợ của nụ hôn - 2

Nụ hôn có thể lây bệnh răng miệng

Rubella

Bạn cũng có thể nhiễm sởi Đức (Rubella) nếu nuốt phải nước bọt khi người mắc bệnh ho hay nói chuyện. Và nụ hôn với người mang bệnh chắc chắn sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm bệnh. Nếu đã được tiêm chủng ngừa thì nguy cơ sẽ ít đi nhưng bạn cũng nên cẩn thận vì tiêm chủng không thể bảo vệ 100%.

Đặc biệt lưu ý với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, virus Rubella có thể khiến em bé phát triển không bình thường, ví dụ có thể gây điếc ở trẻ.

Theo Trần Trâm (Người lao động)
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh thường gặp