Mẹ hốt hoảng tưởng con gái 14 tuổi có bầu, đi khám kết quả khiến cả gia đình choáng váng

Ngày 24/05/2019 09:30 AM (GMT+7)

Dạ dày của bé gái 14 tuổi đột nhiên to lên chỉ trong 2,3 tuần. Sau khi siêu âm, kết quả khiến bác sĩ và cả gia đình đều rất sốc.

Zheng Yujie - Giáo sư Sản phụ khoa, Đại học Y Cao Hùng và Giám đốc điều hành Trung tâm điều trị Hải Phù, Bệnh viện Bác Nhân đã chia sẻ về trường hợp bệnh nhi hết sức đặc biệt dù đã 20 năm nhưng ông vẫn ghi nhớ.

Một bé gái 14 tuổi được mẹ đưa đến phòng khám. Lý do là bụng bé gái đột nhiên chỉ trong 2, 3 tuần bỗng trở nên to lạ thường, nhưng chân tay của bé gái không hề béo. Người mẹ cảm thấy rất kỳ lạ khi con gái không béo nhưng bụng lại to, cô thậm chí còn lo lắng liệu có phải con gái có bầu.

Mẹ hốt hoảng tưởng con gái 14 tuổi có bầu, đi khám kết quả khiến cả gia đình choáng váng - 1

Sau khi tiến hành siêu âm, bác sĩ đã phát hiện có một khối u buồng trứng khoảng 20cm trong bụng bé gái. Kết quả kiểm tra sau đó nhận thấy đó là một khối u buồng trứng ác tính rất hiếm gặp và đã có xu hướng di căn. Các loại thuốc hóa trị liệu không được phát triển vào thời điểm đó. "Căn bệnh này gần như không thể sống sót. Sau đó, tôi nhớ rằng bé gái đã chết sau khi bị bệnh chưa đầy một năm. Cô bé chưa đầy 15 tuổi.", giáo sư Zheng Yujie nói.

Giáo sư Zheng Yujie chỉ ra rằng dạng ung thư buồng trứng phổ biến nhất được gọi là ung thư tế bào biểu mô, chiếm 85%, chủ yếu ở phụ nữ lớn tuổi, nhưng một loại khác gọi là "ung thư tế bào mầm" đặc biệt tấn công những người trẻ tuổi. 

Mẹ hốt hoảng tưởng con gái 14 tuổi có bầu, đi khám kết quả khiến cả gia đình choáng váng - 2

Giáo sư Zheng Yujie.

Hầu hết các bệnh ung thư tế bào mầm buồng trứng hiện nay có thể bảo tồn tử cung và buồng trứng. Ngay cả khi đã thực hiện hóa trị liệu bổ trợ, nhiều người có thể phục hồi chu kỳ kinh nguyệt và thậm chí là mang thai bình thường.

U tế bào mầm bắt nguồn từ các tế bào sản sinh ra trứng hoặc tinh trùng. Kết quả là, hầu hết các u tế bào mầm ảnh hưởng tới buồng trứng hoặc tinh hoàn. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở các phần khác của cơ thể. Trong thời kỳ mang thai, khi một đứa trẻ phát triển, các tế bào sản sinh ra trứng hoặc tinh trùng bình thường di chuyển tới buồng trứng hoặc tinh hoàn. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể nằm ở các phần khác của cơ thể, nơi chúng có thể phát triển thành khối u. Vị trí phát sinh phổ biến nhất của khối u này là vùng tận cùng của tủy sống (vùng cùng cụt), não, ngực và ổ bụng. Các khối u có thể được chia thành lành tính và ác tính theo các phần bệnh lý. 

Điều trị u tế bào mầm tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm kích thước, vị trí và giai đoạn của khối u và thường bao gồm hoặc phẫu thuật hoặc điều trị hóa chất hoặc kết hợp cả hai.Nếu khối u có thể cắt bỏ được bằng phẫu thuật. Phương pháp này điều trị khỏi hoàn toàn khối u lành tính. Nó có thể cần thiết để cắt bỏ tinh hoàn hoặc buồng trứng nếu đây là nơi khối u phát triển đầu tiên.Nếu khối u là ác tính và có thể cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, không cần điều trị thêm hóa chất trừ khi khối u phát triển trở lại. Nếu khối u không thể cắt bỏ sớm hoặc đã lan tràn, cần điều trị thêm hóa chất. Các khối u tế bào mầm rất nhạy cảm với hóa chất. Điều trị hóa chất là sử dụng các thuốc chống ung thư (độc tế bào) để phá hủy các tế bào ung thư. Nó thường được tiêm hoặc truyền vào trong tĩnh mạch. Sự kết hợp các thuốc thường được sử dụng 3 tuần một lần trong 3-5 tháng, tùy thuộc vào vị trí khối u, mức AFP và khối u đã lan tràn hay chưa.

Giáo sư Zheng Yujie cũng kêu gọi các bậc cha mẹ chú ý nhiều hơn đến dạ dày của con gái vị thành niên. Nếu tay chân không mập, chỉ có bụng luôn to, nó có thể mang thai hoặc có thể là một khối u khổng lồ của tử cung hoặc buồng trứng. 

Bé 2 tuổi bị ung thư buồng trứng, cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm cha mẹ không nên bỏ qua
Mới đây một bé gái 2 tuổi ở Mỹ vào viện sau khi thấy đầy hơi, táo bón đã phát hiện bị ung thư buồng trứng. Để con không gặp phải trường hợp tương tự,...
Hoàng Thùy (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ung thư buồng trứng