Nhận tin báo bệnh nhân ung thư buồng trứng sinh được con, bác sĩ vui mừng khoe: "Đây là kỳ tích của y khoa"

DIỆU THUẦN - Ngày 10/08/2024 14:45 PM (GMT+7)

Sau 6 năm mắc ung thư buồng trứng giai đoạn sớm, chị Hạnh đã sinh con trai khỏe mạnh. Đây là một kỳ tích trong phương pháp điều trị ung thư sản phụ khoa bảo tồn chức năng sinh sản cho phụ nữ của ngành y tế.

Bác sĩ vui vì bệnh nhân sinh con trai khỏe mạnh sau 6 năm mắc ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là tình trạng hình thành các khối u ác tính ở một hoặc cả hai buồng trứng, do sự phát triển bất thường của các tế bào bên trong. Đây là một trong những bệnh ung thư đường sinh dục thường gặp ở phụ nữ. Nếu không điều trị kịp thời, tế bào ung thư sẽ xâm lấn các mô và cơ quan xung quanh, làm mất chức năng sản xuất nội tiết tố, sản xuất tế bào trứng, mang thai của buồng trứng. Ở giai đoạn nặng, tế bào ung thư di căn qua đường máu hoặc đường bạch huyết tới nhiều cơ quan khác của cơ thể và hình thành khối u mới.

Theo thống kê, mỗi năm nước ta có khoảng 1.200 trường hợp phụ nữ được chẩn đoán ung thư buồng trứng. Hầu hết các trường hợp xuất hiện ở độ tuổi mãn kinh, tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra ở độ tuổi trẻ hơn.

Bác sĩ Tiến nhận được tin bệnh nhân ung thư buồng trứng sinh con vào sáng nay. Ảnh: BSCC.

Bác sĩ Tiến nhận được tin bệnh nhân ung thư buồng trứng sinh con vào sáng nay. Ảnh: BSCC.

BS.CKII Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại Phụ khoa, Bệnh viện Ung Bướu (TP.HCM), cho biết trước đây, đối với ung thư buồng trứng thường phải điều trị triệt để là cắt toàn bộ tử cung và 2 buồng trứng. Nguyên nhân thường do người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện nay, phương pháp điều trị ung thư buồng trứng bắt đầu mở rộng bảo tồn sinh sản cho người bệnh, với điều kiện là phát hiện giai đoạn sớm.

Sáng ngày 10/8, bác sĩ Tiến đã chia sẻ trường hợp bệnh nhân ung thư buồng trứng là chị Lê Hạnh (34 tuổi) sinh con thành công. Bác sĩ Tiến cho biết, đây là ca ung thư buồng trứng bảo tồn sinh sản sinh con đầu tiên mà khoa Ngoại Phụ khoa, Bệnh viện Ung Bướu thực hiện. “Đây là tin vui cuối tuần mà tôi nhận được. Đây cũng là một kỳ tích của khoa Ngoại Phụ khoa chúng tôi”, bác sĩ Tiến chia sẻ.

Chị Hạnh được bác sĩ Tiến trực tiếp khám và thực hiện ca mổ ung thư buồng trứng vào năm 2018. Do chị tuổi còn trẻ, chưa sinh con, bệnh đang ở giai đoạn sớm, bác sĩ Tiến quyết định chọn phương pháp bảo tồn sinh sản cho chị. Ca phẫu thuật ung thư buồng trứng lần thứ nhất của chị Hạnh được bác sĩ Tiến và ê-kíp khoa Ngoại Phụ khoa, Bệnh viện Ung Bướu thực hiện vào tháng 1/2018 và thành công. 

Khi sức khỏe dần hồi phục, chị Hạnh cùng chồng đến Trung tâm Sản Phụ khoa tại một bệnh tư ở TP.HCM thực hiện mong muốn sinh được con. BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc trung tâm là người trực tiếp thăm khám và điều trị cho vợ chồng chị. 

img alt src/upload/3-2024/images/thanpt/bsc-1723260406-915-width780height520.jpg stylewidth: 680px; height: 453px; /Bác sĩ Tiến được nhiều người gọi là "đao phủ" của các bệnh ung thư phụ khoa, trong đó có ung thư buồng trứng. Ảnh: BVCC.

Cuối năm 2022, chị Hạnh xuất hiện 2 bướu to ở một bên buồng trứng, may mắn là lành tính. Trước khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, chị được bác sĩ Mỹ Nhi tiến hành thực hiện các kỹ thuật trữ phôi. Một năm sau, khi tế bào ung thư được kiểm soát, sức khỏe đảm bảo, chị Hạnh được chuyển phôi bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF) và thành công.

Suốt quá trình mang thai, chị Hạnh được các y bác sĩ thăm khám, theo dõi sức khỏe, sự phát triển của thai nhi nghiêm ngặt, chế độ dinh dưỡng đảm bảo. Ngày 9/8, chị sinh con trai nặng 3,2kg bằng phương pháp sinh mổ. “Xin chúc mừng cô gái bị ung thư buồng trứng đã phát hiện sớm và được phẫu thuật thành công, nay đã sinh con đầu tiên bé trai nặng 3.2kg”, bác sĩ Tiến chia sẻ.

Ung thư buồng trứng chưa xác định được nguyên nhân

Theo bác sĩ Tiến, ung thư buồng trứng hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Nhưng các nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa các yếu tố như:

- Phụ nữ qua thời kỳ mãn kinh hoặc sinh đẻ ít.

- Kinh nguyệt không đều.

- Phụ nữ dùng thuốc kích thích rụng trứng.

- Dùng liệu pháp thay thế hormone hậu mãn kinh.

- Người bị ung thư vú yếu tố di truyền: Những phụ nữ có mẹ hoặc chị em gái đã mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú hay ung thư đại trực tràng thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng gấp 2 đến 4 lần.

Nhận tin báo bệnh nhân ung thư buồng trứng sinh được con, bác sĩ vui mừng khoe: amp;#34;Đây là kỳ tích của y khoaamp;#34; - 3

Bác sĩ Tiến trong ca mổ ung thư buồng trứng mới đây. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ Tiến cho biết, dù đã có nhiều cảnh báo, nhưng vẫn có trên 70% bệnh nhân ung thư buồng trứng đến viện ở giai đoạn muộn với nhiều lý do khác nhau, trong đó có suy nghĩ sai lầm của người bệnh. “Điều này cũng dễ hiểu, vì ung thư buồng trứng diễn tiến âm thầm, giai đoạn đầu không gây triệu chứng gì. Đến giai đoạn phát triển xâm lấn, gây bướu to hay tràn dịch trong ổ bụng, hay đau do chèn ép lúc đó phát hiện thì đã là giai đoạn muộn”, bác sĩ Tiến chia sẻ. 

Từ trường hợp của chị Hạnh, bác sĩ Tiến khuyến cáo, các chị em phụ nữ, nếu có các dấu hiệu như đau bụng không rõ nguyên nhân, rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện bất thường, tăng hoặc giảm cân bất thường, bụng to lên, đau khi quan hệ… hãy đi khám càng sớm càng tốt. Ngoài ra, các chị em cũng hãy tầm soát phụ khoa 6 đến 12 tháng/lần nhằm phát hiện bệnh sớm để có thể giữ được các chức năng sinh sản, còn kéo dài được sự sống. 

* Tên người bệnh đã thay đổi.

Người phụ nữ 36 tuổi ở TP.HCM mắc ung thư cổ tử cung, 4 năm sau sinh con trai nhờ kiên trì làm một việc
Phát hiện mắc ung thư cổ tử cung trong giai đoạn điều trị hiếm muộn khiến chị Thùy bàng hoàng, khóc lên khóc xuống. Nhờ được chồng động viên, có tinh...

Ung thư cổ tử cung

Theo DIỆU THUẦN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm