Khi thời tiết càng ngày càng nóng, là thời điểm cao của muỗi, bọ ve và một số côn trùng khác, nhất định phải cẩn thận, nếu không biết cách xử lý, thì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí còn bị mất mạng.
Người phụ nữ đi cấp cứu vì côn trùng cắn
Bà Viên, 60 tuổi sống ở Hồng An, Hồ Bắc, trong nhà có nuôi một con chó, một ngày bà dành rất nhiều thời gian để chơi với nó.
Tuần trước, bà Viên đột nhiên cảm thấy không khỏe, sau đó bắt đầu bị sốt, đến bệnh viện ở địa phương điều trị nhưng không có hiệu quả. Sau đó, bà Viên lại có triệu chứng buồn nôn ói mửa, và được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện trung tâm thành phố Vũ Hán. Do bà Viên đã từng bị bệnh khớp, nên được chuyển đến khoa Nội thận khớp để tiến hành điều trị.
Vào một buổi chiều, ở trong viện khi người thân đang tắm cho bà Viên, thì phát hiện có một “nốt ruổi đen” đang động đậy rất kì lạ ở dưới nách bên phải của bà, họ lập tức gọi cho bác sĩ.
Đầu con bọ ve cắm sâu vào da của bà Viên
Bác sĩ Tiêu Vĩ, phó khoa Nội thận khớp sau khi kiểm tra phát hiện, đây là một loại bọ ve lớn có đường kính 1cm. Sau khi hỏi rõ hơn về cuộc sống hàng ngày của bà Viên, bác sĩ nghi ngờ con chó của gia đình bà chính là nguyên nhân. Bởi bọ ve đã kí sinh trên con chó, bà Viên thường tiếp xúc với nó nên con bọ ve đã bám vào cơ thể bà.
Lúc này, bộ phận đầu của con bọ ve đã chôn trong da của bà Viên, nếu không kịp thời lấy ra, con bọ ve sẽ tiếp tục chui sâu vào cơ thể, nghiêm trọng hơn có thể mất mạng.
Sau đó, bác sĩ Tiêu Vĩ đã dùng miếng bông ngâm cồn chạm vào con bọ ve trên người bà Viên, do con bọ ve rất lớn, sau 1 tiếng bị kích thích miệng con ve mới nới lỏng ra, bác sĩ Tiêu Vĩ lại cầm một cái bông, và dùng kẹp lấy con bọ ve ra. Cuối cùng, bác sĩ kiểm tra toàn cơ thể, bao gồm cả mái tóc, nhưng không tìm thấy bọ ve nữa.
Một gia đình có 2 người chết và 1 người bị thương nặng do bọ ve cắn
Gia đình ông Tống ở tỉnh Giang Tô, cũng chỉ vì bị bọ ve cắn làm 2 người trong gia đình ông tử vong. Vào cuối tháng 5, đầu tháng 6, cậu em vợ và mẹ vợ của ông Tống, sau khi bị bọ ve cắn bị thương, bởi vì bị trì hoãn ở bệnh viện địa phương nên không được chẩn đoán chính xác, cuối cùng bị suy đa tạng, bệnh nặng không được điều trị kịp thời nên dẫn đến tử vong.
Ông Tống sau khi được các bác sĩ cứu chữa ông đã hồi phục sức khỏe.
Vào ngày 9/6, vì đang trong quá trình làm tang lễ cho mẹ vợ, ông Tống cũng bị côn trùng cắn vào cánh tay phải, lưu lại một vết thương nhỏ, ông cũng đến phòng y tế của địa phương để xử lý vết thương. Ba ngày sau, cơ thể ông Tống xuất hiện những bất thường.
Lo lắng mình cũng bị nhiễm độc từ con bọ ve, ông lập tức đến bệnh viện. Sau khi đến bệnh viện, ông Tống có một chút mơ màng, còn ho và nôn ra máu. Dưới sự chăm sóc và điều trị tận tình của các y bác sĩ, sau hơn nửa tháng ông Tống đã thoát khỏi nguy hiểm.
Tại sao sau khi bọ ve cắn lại bị bệnh, thậm chí còn dẫn đến tử vong?
Bọ ve cũng gọi là con rận, ve chó, loại côn trùng trong cỏ,… Khi hút máu, con bọ ve nhỏ chỉ có kích thước như hạt đỗ xanh khô, sau khi bám vào da và hút máu, có kích thước như hạt đậu nành, to có thể như đầu ngón tay.
Một bộ phận bọ ve trong cơ thể có virut gây bệnh đáng sợ, gọi là sốt virut khiến tiểu cầu giảm (đây là loại virus Bunia mới). Loại virut này có thể thông qua vết cắn truyền sang người, dẫn đến sốt và làm giảm tiểu cầu, biểu hiện nhẹ là cơ thể bị sốt, mệt mỏi, nặng có thể dẫn đến suy đa cơ quan và tỉ lệ tử vong là 12,7% -32,6%.
Khi con bọ ve hút máu, kích thước của nó bằng hạt đỗ
Phần lớn giai đoạn phát bệnh là từ tháng 5-11, trong đó từ tháng 5-7 là giai đoạn cao điểm thứ nhất, tháng 9 là thời kì cao điểm thứ 2. Sau khi bị bọ ve cắn, cơ thể phát bệnh nhanh nhất là từ 2-3 ngày, cũng có khi phải sau 1 tháng, thông thường là từ 1-2 tuần.
Sơ cứu sau khi bị bọ ve cắn
Nếu phát hiện bị bọ ve cắn và cắm vào da, trước tiên là dùng rượu cồn bôi lên cơ thể con bọ ve, để bộ phận đầu của chúng nhả ra hoặc là chết, lại dùng cái kẹp gắp con bọ ra ngoài, hoặc là dùng đầu của điếu thuốc lá, hoặc đầu nén hương nhẹ nhàng hâm nóng bên ngoài con bọ ve, để tự nó từ từ nhả ra. Sau đó, lại dùng rượu hoặc cồn khử trùng tại chỗ, chú ý quan sát tình trạng của cơ thể: một là xuất hiện sốt, chỗ vết cắn bị viêm, nổi ban đỏ,… thì nhanh chóng gặp bác sĩ kịp thời.
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị con bọ ve cắn
Bác sĩ khuyến cáo vào mùa hè, mọi người nên chú ý tránh đi vào những bụi cây, đặc biệt phải mặc quần dài khi đi ra ngoài vào buổi tối. Tránh tiếp xúc với chó, bởi bọ ve thường ẩn nấp dưới lớp lông của chó. Đặc biệt là trẻ em, cha mẹ nên lưu ý cho trẻ chơi ở những khu sạch sẽ, và dạy dỗ trẻ phải biết tự bảo vệ để tránh bị côn trùng cắn.