Một kiểu ngồi giúp tăng tuổi thọ, giảm bệnh tật, người Việt xưa hay làm nhưng ngày càng bỏ cách ngồi này

Ngày 08/06/2023 06:00 AM (GMT+7)

Ngồi thì hại, đứng và đi lại mới tốt? Điều này không hẳn đúng. Nếu biết cách ngồi, bạn có thể giúp ích rất nhiều cho cơ thể và tuổi thọ của mình.

Ngồi lâu gây hại thế nào?

Cùng với việc đi bộ 10.000 bước mỗi ngày và ăn nhiều thực vật hơn, một câu nói về sức khỏe khác bạn có thể đã nghe nhiều trong những năm gần đây là: “Ngồi nhiều hại chẳng kém hút thuốc”.

Ngồi lâu trước máy tính, ngồi trên xe ô tô hay ngồi trên ghế sofa say sưa xem TV đều có hại cho sức khỏe và theo Cơ quan Y tế Anh (NHS), nhiều người trưởng thành ngồi khoảng 9 tiếng mỗi ngày. 

Ngồi lâu có liên quan đến một số vấn đề bao gồm béo phì, huyết áp cao và cholesterol cao, và việc này được cho là làm chậm quá trình trao đổi chất thông qua tác động đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và phân hủy mỡ trong cơ thể.

Dân văn phòng dễ bị đau lưng vì hay ngồi lâu. (Ảnh minh họa)

Dân văn phòng dễ bị đau lưng vì hay ngồi lâu. (Ảnh minh họa)

Một nghiên cứu (phân tích kết quả từ 13 nghiên cứu trước đó) cho thấy những người ngồi hơn 8 tiếng mỗi ngày mà ít vận động có nguy cơ tử vong tương tự như những người hút thuốc. Trong khi một nghiên cứu khác từ Đại học Leicester và Trường Khoa học Thể thao Na Uy năm 2019 phát hiện những người trưởng thành ngồi hơn 9 tiếng mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ tử vong sớm. May mắn là các nhà khoa học cũng thấy rằng đi bộ nhanh trong 24 phút mỗi ngày có thể giúp giảm một số nguy hại.

Ngoài ra, việc ngồi nhiều cũng gây áp lực lên cột sống và các khớp khác, đặc biệt là vai, cổ và hông. Thực tế, những người làm việc văn phòng thường hay bị đau thắt lưng dai dẳng. 

Có kiểu ngồi tốt không?

Nhưng bản thân việc ngồi không phải là vấn đề, mà là cách chúng ta ngồi. Trong cuốn sách mới “Built to Move”, hai tác giả Kelly và Juliet Starrett, một cặp vợ chồng là bác sĩ vật lý trị liệu và cựu vận động viên chuyên nghiệp, đã chứng minh rằng có một kiểu ngồi mà nếu thực hiện 15-30 phút mỗi ngày có thể giúp bạn sống lâu hơn.

Juliet cho biết: “Ngồi bệt trên sàn thường xuyên là một trong những việc giúp bạn dễ dàng thực hiện được động tác ngồi xuống - đứng lên mà không cần sử dụng bất kỳ sự hỗ trợ nào.

Ngồi trên sàn nhà có thể tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Ngồi trên sàn nhà có thể tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Dành thời gian ngồi khoanh chân trên sàn giúp tránh tình trạng suy giảm khả năng vận động và sức khỏe kém, đồng thời là 1 trong 10 thói quen lành mạnh mà cặp tác giả đề xuất trong cuốn sách của họ.

“Khi dành một chút thời gian trên sàn mỗi ngày, bạn đang giúp “tái tạo” các khớp hông của mình”, Kelly Starrett lập luận. “Ngồi bệt có thể giảm cảm giác đau, khó chịu khi chúng ta ngồi lâu trên ghế, sofa hay trong ô tô. Cơ thể chúng ta được tạo ra để ngồi ở các tư thế trên mặt đất. Ngồi trên sàn giúp khôi phục phạm vi chuyển động của hông và giữ cho xương, khớp, mô của bạn hoạt động tốt nhất. Ngồi bệt không chỉ giúp bạn đứng lên và ngồi xuống dễ dàng hơn (vì bạn đã luyện tập động tác này), mà còn khắc phục các vấn đề về cơ xương liên quan đến việc ngồi quá lâu".

Bài tập “đo” tuổi thọ

Ngồi dậy là một bài kiểm tra sức khỏe hiệu quả. Trong một nghiên cứu nổi tiếng năm 2014 được công bố trên tạp chí Phòng ngừa Tim mạch Châu Âu, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu nam giới và phụ nữ trong độ tuổi từ 51 đến 80 thực hiện bài kiểm tra ngồi xuống rồi đứng lên ngay để xem họ có thể thực hiện mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào (như dùng tay hoặc vịn vào ghế). 

Nên dành thời gian ngồi bệt đọc sách, uống trà hằng ngày. (Ảnh minh họa)

Nên dành thời gian ngồi bệt đọc sách, uống trà hằng ngày. (Ảnh minh họa)

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng bài tập đơn giản này có thể đo lường tính linh hoạt và sức mạnh của con người, đồng thời cho biết họ sẽ sống được bao lâu.

Để tự mình thử nghiệm, Juliet và Kelly khuyên bạn nên cởi giày, đứng bằng một chân bắt chéo trước chân kia và không bám vào bất cứ thứ gì (trừ khi bạn cảm thấy không vững), nhún đầu gối và hạ thấp người xuống sàn cho đến khi bạn ngồi bệt xuống với hai chân xếp bằng. Sau đó, vẫn ở tư thế này, bạn cúi người về phía trước với hai tay dang ra trước mặt và vươn lên khỏi sàn mà không cần vịn vào đâu. 

Nếu bạn không thể thực hiện được, đừng lo lắng, hãy tiếp tục luyện tập. Kelly cho biết: “Có thể làm được động tác này là dấu hiệu cho thấy bạn ít có khả năng bị suy nhược trong những tương lai và sẽ duy trì sức khỏe toàn diện tốt hơn.

Ngồi bệt - Thói quen lành mạnh

Người Việt từng hay ngồi bệt ăn cơm nhưng hiện nay không còn nhiều gia đình duy trì nữa. (Ảnh minh họa)

Người Việt từng hay ngồi bệt ăn cơm nhưng hiện nay không còn nhiều gia đình duy trì nữa. (Ảnh minh họa)

Sau những lập luận trên, lời khuyên cho bạn là ngồi trên ghế ít hơn, thực hành bài kiểm tra ngồi xuống rồi đứng dậy, dành nhiều thời gian ngồi bệt hơn. Kelly nói: “Chúng tôi đang cố gắng thay đổi quan điểm rằng ngồi là xấu hay đứng là tốt. Thay vào đó, chỉ cần di chuyển, đi lại và thay đổi tư thế nhiều hơn trong ngày. Một số người rất thích bàn làm việc đứng, nhưng nếu đó không phải là lựa chọn yêu thích với bạn, hãy tránh ngồi quá lâu và thay đổi tư thế sau khi ngồi trong thời gian dài.

Kelly gợi ý nên đặt mục tiêu ngồi trên sàn 30 phút mỗi ngày, nếu không quen điều đó, bạn có thể luyện tập dần bằng cách dành 10 phút ngồi bệt để đọc báo hoặc uống trà.

Cuối cùng, theo chuyên gia, đừng gò bó bản thân trong tư thế ngồi xếp bằng mà hãy ngồi theo những cách khác, chẳng hạn như dang hai chân ra trước mặt hoặc đặt sang một bên, để tăng khả năng vận động.

“Việc này sẽ chuẩn bị cho cơ thể bạn đương đầu với bất cứ điều gì xảy ra, dù là lão hóa, chấn thương hay chỉ là những cơn đau nhức về thể chất có thể xảy ra”, tác giả nhấn mạnh.  

Bữa tối quyết định tuổi thọ, nhiều người ăn 5 kiểu bữa tối này trách sao dễ đoản thọ
Những kiểu ăn tối sau sẽ khiến bạn chóng già và sức khỏe ngày càng suy yếu, dễ mắc đủ thứ bệnh.

Thói quen có hại

Theo Yên Minh (Dịch từ The Telegraph)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thói quen có lợi