Phó trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang, bác sĩ Dinh Yahui đã chia sẻ trên mạng xã hội Weibo bài viết: “Một xô nước đã tàn phá cả một gia đình”.
“Đây là một câu chuyện buồn vừa xảy ra với chúng tôi”, bác sĩ Dinh Yahui viết trên Weibo vào lúc 5 giờ sáng, chỉ 3,4 tiếng sau khi cái chết của bệnh nhân được thông báo.
“Sau vài tiếng ở phòng cấp cứu, tôi quay trở về phòng làm việc, một cảm giác bất lực ập đến trong tôi. Bệnh nhân là nam, 53 tuổi bị nhồi máu cơ tim. Gia đình bệnh nhân đã cố gắng đưa ông từ Gia Hưng tới bệnh viện. Các nhân viên y tế đã nố lực hồi sức tim phổi, tôi cũng tham gia và ca cấp cứu đó.
Sau hơn nửa tiếng, bệnh nhân hầu như không thấy được nhịp tim. Một vùng nhồi máu cơ tim lớn và sốc tim kéo dài đã phá hủy hy vọng cuối cùng của bệnh nhân, nỗ lực của toàn bộ bác sĩ cũng tan biến. Mọi người nhờ tôi thông báo với gia đình bệnh nhân. Khi người vợ nghe tin, bà ấy bật khóc và ngã nguỵu xuống.
Khởi đầu của thảm kịch này chỉ là một xô nước lạnh cách đây 40 tiếng. Bệnh nhân bình thường là một người rất khỏe mạnh. Hôm ấy, người đàn ông sau khi đi từ bên ngoài, do nóng bức nên đã nhanh chóng đi tắm. Ngay khi bước vào nhà tắm, người đàn ông đã trực tiếp đổ một xô nước mát từ đầu tới chân sau đó mới tắm rửa. Sau khi tắm xong, người đàn ông bắt đầu thấy tức ngực. Lúc đầu, ông chỉ nghĩ rằng mình chỉ bị say nắng.
Vài giờ sau, người đàn ông nhận thấy tình hình ngày càng tồi tệ hơn và đau tức ngực. Ngay lập tức, ông được gia đình đưa tới bệnh viện địa phương. Các bác sĩ nhận thấy người đàn ông có biểu hiện nhồi máu cơ tim nên đã can thiệp sơ cứu. Tuy nhiên, tình trạng của người đàn ông vẫn tồi tệ, huyết áp không ổn, tức ngực lại nặng thêm nên các bác sĩ quyết định chuyển bệnh nhân tới Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang. Đáng tiếc, khi chuyển tới viện, trái tim bệnh nhân đã hoàn toàn ngừng đập. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi người có thể học được bài học từ câu chuyện này."
Trong thực tế, trường hợp tương tự như bệnh nhân trên không hề hiếm. Vào mùa hè năm 2013, một người đàn ông 40 tuổi ở Thẩm Dương đã tắm nước lạnh sau khi chạy vào buổi sáng và kết quả là bị lên cơn đau tim. Vào mùa hè năm 2010, một người đàn ông 40 tuổi ở Đại Liên, sau khi làm việc khuya đã tắm nước lạnh sau đó bất ngờ lên cơn đau tim và tử vong.
Trời mùa hè nóng bức, việc tắm rửa có thể khiến cơ thể cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, trong 6 tình huống dưới đây, tốt nhất không nên tắm ngay, đặc biệt là tắm nước lạnh.
1. Khi huyết áp quá thấp
Người đang bị tụt huyết áp dễ bị thiếu máu cung cấp lên não. Nếu đi tắm nước ở nhiệt độ cao có thể khiến các mạch máu giãn ra, gây ngất xỉu.
2. Phụ nữ sức khỏe yếu không thể tắm bằng nước lạnh
Đối với những phụ nữ có sức khỏe kém, không nên tắm bằng nước lạnh. Nếu không, cơ thể có sức đề kháng kém sẽ gây cảm lạnh, sốt và các bệnh khác do kích thích lạnh.
3. Không tắm sau khi uống rượu bia
Rượu bia ức chế chức năng gan và cản trở sự giải phóng glycogen. Khi tắm, lượng glucose tiêu thụ trong cơ thể con người sẽ tăng lên. Tắm sau khi uống, lượng đường trong máu không thể được bổ sung kịp thời, dễ bị chóng mặt, hôn mê hạ đường huyết nghiêm trọng có thể xảy ra.
4. Không nên tắm sau khi làm việc nặng
Cho dù đó là lao động thể chất hoặc công việc trí óc, hãy nghỉ ngơi và sau đó mới đi tắm, nếu không máu sẽ không cung cấp đủ cho tim và não, gây ngất xỉu.
5. Không tắm khi bị sốt
Khi nhiệt độ cơ thể của một người tăng lên 38°C, mức tiêu thụ calo của cơ thể có thể tăng thêm 20%. Vào thời điểm này, khi cơ thể yếu nếu đi tắm rất dễ thêm bệnh.
6. Không tắm ngay sau bữa ăn
Sau bữa ăn, máu trong cơ thể được tập trung trong hệ thống tiêu hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn tắm vào thời điểm này, các mạch máu xung quanh sẽ giãn ra và máu sẽ phân phối lại. Nguyên nhân làm giảm tương đối lưu thông máu trong hệ thống tiêu hóa, có thể gây khó tiêu.