Trong quá trình quan hệ, nhiều nam giới khi đạt trạng thái cực khoái lại không hề thấy tinh dịch được tiết ra. Điều này sẽ khiến nhiều người cảm thấy lo lắng vì không biết bản thân có bị mắc bệnh lý gì nguy hiểm hay không?
Hiện nay có nhiều anh em nam giới tìm đến những phòng khám nam khoa hay các bệnh viện lớn để nhờ bác sĩ kiểm tra cũng như tư vấn về tình trạng không thấy xuất tinh mỗi khi "lên đỉnh". Liệu tình trạng này có nguy hiểm hay không, cách xử lý nó như thế nào?
Về những trường hợp trên, các bác sĩ nam khoa có thể chẩn đoán bạn đang gặp phải tình trạng xuất tinh ngược, khiến cho tinh dịch không thoát ra ngoài sau khi giao hợp, mặc dù bản thân đã đạt trạng thái “lên đỉnh”.
Xuất tinh ngược là bệnh gì?
Xuất tinh ngược là tình trạng nam giới bị rối loạn xuất tinh trong quá trình quan hệ, khi mà nam giới đạt trạng thái cực khoái nhưng tinh dịch không hề bị phóng ra bên ngoài mà lại xuất ngược trở lại vào bên trong, rồi sẽ xuất hiện theo đường nước tiểu ra bên ngoài.
Xuất tinh ngược có thể gây ra những hệ lụy nào?
Mặc dù căn bệnh này không hề ảnh hưởng tới khả năng cương cứng và “lên đỉnh” của nam giới, thế nhưng về lâu dài nó sẽ để lại nhiều hệ lụy khôn lường. Chẳng hạn như nam giới sẽ cảm thấy lo lắng, mất đi sự tự tin vì không nhìn thấy tinh dịch ở đâu sau khi quan hệ. Ngoài ra khi đi vệ sinh, nam giới có thể trông thấy nước tiểu bỗng nhiên đục và nhiều bọt hơn so với bình thường, do tinh dịch bị chảy ngược vào bên trong bàng quang, theo đường nước tiểu đi ra ngoài.
Đặc biệt, nếu tình trạng xuất tinh ngược không được cải thiện, nam giới hoàn toàn có thể lâm vào tình trạng vô sinh, do tinh trùng bị chảy ngược vào trong chứ không xuất ra ngoài. Điều này khiến cho lượng tinh trùng trở nên ít và khó có thể khiến thụ thai ở nữ giới. Vậy nên việc điều trị căn bệnh này là hết sức cần thiết và nhanh chóng.
Xuất tinh ngược do đâu gây nên?
Sở dĩ nam giới mắc phải tình trạng xuất tinh ngược là do một số nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan như sau:
1. Do bệnh lý
Nam giới bị mắc một số bệnh lý nguy hiểm như Parkinson, tiểu đường, thoái hóa cột sống, đa xơ cứng,... khiến cho vùng cơ thuộc cổ của bàng quang không thể đóng kín lại như bình thường. Cộng thêm với cơ niệu đạo hoạt động không tốt khiến cho tinh dịch khi được xuất ra sẽ chảy ngược vào trong bàng quang, gây ra tình trạng xuất tinh ngược.
2. Do dị tật bẩm sinh
Nam giới ngay từ khi sinh ra đã mắc các dị tật bẩm sinh liên quan đến bàng quang và niệu đạo, khiến cho việc sinh hoạt không được như bình thường. Từ đó làm tăng nguy cơ bị xuất tinh ngược mỗi khi quan hệ.
3. Do phẫu thuật
Nam giới từng phải phẫu thuật cắt bỏ khối u phì đại tuyến tiền liệt, phẫu thuật vùng tiểu khung, hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc tim mạch, huyết áp, thuốc hỗ trợ tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt,... sẽ khiến làm tăng khả năng bị mắc phải xuất tinh ngược.
Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị dứt điểm xuất tinh ngược?
Tùy thuộc vào nguyên nhân nào khiến nam giới bị mắc xuất tinh ngược mà sẽ có những biện pháp để phòng ngừa cũng như điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Tuy nhiên để có thể biết chính xác được nam giới liệu có đang bị xuất tinh ngược hay không, xét nghiệm nước tiểu sẽ cho ra kết quả chính xác nhất. Các bác sĩ sẽ dễ dàng tìm thấy dấu vết của tinh trùng bên trong mẫu nước tiểu.
Thông thường, nếu như tình trạng sức khỏe sinh sản của nam giới vẫn ổn định, không bị vô sinh thì có thể không cần điều trị xuất tinh ngược. Tuy nhiên, nếu như nam giới đang muốn sinh con có thể tham khảo một số biện pháp như:
- Điều trị bằng các loại thuốc ức chế bàng quang, khiến cổ bàng quang luôn đóng lại trong quá trình quan hệ tình dục. Tuy nhiên những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với cơ thể.
- Thực hiện phẫu thuật bàng quang để giúp cơ quan này hoạt động trở lại như bình thường.
- Sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản khác mà không phải phẫu thuật hay uống thuốc, như là thụ tinh trong ống nghiệm.
Bên cạnh đó, bản thân nam giới cũng cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao, khám sức khỏe định kỳ,... để sớm phát hiện và ngăn chặn các bệnh lý có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.