Ung thư có thể xảy ra không chỉ vì chúng ta ăn uống hay tiếp xúc với thứ độc hại mà còn có thể do cơ thể thiếu những dinh dưỡng quan trọng để xử lý các chất độc hại đó.
Từ khi hình thành phôi thai đến khi kết thúc cuộc đời, dinh dưỡng nuôi dưỡng sự sống của con người. Nếu không có dinh dưỡng, con người không thể tồn tại được, và nếu thiếu dinh dưỡng thì có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng bệnh chỉ có thể điều trị được bằng thuốc nhưng thực tế chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố rất quan trọng giúp điều trị bệnh? Dinh dưỡng thực sự không phải là thuốc giúp chữa lành bệnh ngay lập tức nhưng với quá trình ăn uống lâu dài, khi cơ thể được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như protein, vitamin, khoáng chất, chất béo và các vật chất khác cần thiết cho cơ thể con người, cơ thể con người sẽ bắt đầu quá trình tự sửa chữa.
Sau khoảng sáu tháng, hầu hết các tế bào trong cơ thể con người sẽ được đổi mới 90% và mô mới sẽ được sản sinh. Tế bào dạ dày được đổi mới sau mỗi 7 ngày; tế bào da được đổi mới sau mỗi 28 ngày; tế bào gan được đổi mới sau mỗi 180 ngày; tế bào hồng cầu được đổi mới sau mỗi 120 ngày...
Trong khoảng một năm, 98% tế bào của cơ thể sẽ được đổi mới. Chỉ cần dinh dưỡng đầy đủ, các cơ quan bị tổn thương sẽ tiếp tục chuyển hóa và “tự sửa chữa” thông qua các tế bào, trải qua một thời gian, các mô và cơ quan bị tổn thương sẽ được thay thế, sản sinh ra mô mới. Rất nhiều các loại bệnh đều có cơ hội hồi phục hoàn toàn.
Thiếu 4 loại dinh dưỡng này, cơ thể rất dễ bị ung thư
Nhiều người khi nghĩ tới ung thư thường cho rằng nguyên nhân là do chúng ta ăn uống hay tiếp xúc với những thứ độc hại. Nhưng thực tế đôi khi việc chúng ta có nguy cơ cao mắc ung thư lại là do cơ thể bị thiếu đi những dinh dưỡng quan trọng.
1. Thiếu β-caroten có thể tăng nguy cơ mắc ung thư phổi
Hiện nay ung thư phổi là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Những người hút thuốc lâu năm, bệnh nhân lao và bệnh nhân mắc bụi phổi do nghề nghiệp dễ bị ung thư phổi, do đó khuyến nghị những người này nên ăn nhiều thực phẩm giàu β-carotene như khoai lang, cà rốt, rau bina, xoài, đu đủ và đậu phụ.
2. Thiếu protein có thể tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Nếu mọi người không nhận đủ protein từ chế độ ăn uống, đặc biệt là protein chất lượng cao, rất có thể gây ra ung thư dạ dày. Ngoài ra, nếu ăn nhiều cá muối, dưa muối và các loại thực phẩm có chứa chất gây ung thư như nitrosamine cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
3. Thiếu chất xơ có thể tăng nguy cơ ung thư ruột kết
Trong cơ cấu khẩu phần ăn của con người hiện đại, tỷ lệ các thực phẩm giàu chất béo chất đạm ngày càng lớn. Sau khi các loại thực phẩm này phân hủy trong cơ thể người sẽ sinh ra nhiều chất gây ung thư hơn. Khi thiếu chất xơ, các chất gây ung thư này sẽ lưu lại trên niêm mạc đại tràng lâu ngày có thể gây ung thư ruột kết.
4. Thiếu vitamin D có thể tăng nguy cơ ung thư vú
Số liệu khảo sát lâm sàng cho thấy hàm lượng vitamin D ở bệnh nhân ung thư vú thường thấp. Các nhà nghiên cứu Canada cũng phát hiện ra rằng những bệnh nhân ung thư vú thiếu vitamin D trong cơ thể có tỷ lệ tử vong tương đối cao hơn những bệnh nhân ung thư vú không thiếu chất này.
Nhìn bên ngoài để biết cơ thể thiếu dinh dưỡng gì?
Thiếu dinh dưỡng gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy, cơ thể con người cần khoảng 40 loại chất dinh dưỡng mỗi ngày, những chất dinh dưỡng này có tác dụng quan trọng đối với cơ thể, khi thiếu một số chất, cơ thể sẽ kịp thời nhắc nhở bạn. Vậy làm thế nào chúng ta hiểu được những gợi ý của cơ thể?
1. Nhìn tóc
- Tóc vàng, cháy xém, thiếu protein;
- Tóc mỏng và xỉn màu, bổ sung protein và vitamin A;
- Ngừa tóc bạc, bổ sung axit folic, axit pantothenic, axit para-aminobenzoic
- Rụng tóc thường xuyên, bổ sung lecithin;
- Tóc chẻ ngọn, bổ sung vitamin E;
- Trị gàu, bổ sung selen, vitamin B2.
2. Nhìn vào mắt
- Nhãn cầu vàng, gan kém, bổ sung vitamin E
- Mắt đỏ ngầu, ngủ kém, bệnh tim, cao huyết áp, bổ sung dầu cá, lecithin;
- Người thiếu máu có nhãn cầu chuyển sang màu xanh, bổ sung sắt;
- Mắt không tốt, có gỉ mắt, chảy nước mắt, gan xấu, bổ sung chất chống oxy hóa (Vitamin C, E, caroten A);
- Quáng gà, dày sừng biểu mô kết mạc, bổ sung vitamin A;
- Kết mạc xung huyết, sợ ánh sáng, bổ sung B2;
- Ngừa đục thủy tinh thể, bổ sung vitamin C, B2, caroten;
- Ngừa cận thị, bổ sung viên canxi, magie;
- Trị thâm quầng mắt, bổ sung Vitamin E.
3. Nhìn tai
- Trên vành tai có những đường dọc, máu cung cấp cho tim không đủ có thể bổ sung vitamin E.
- Người ù tai, thận kém có thể bổ sung vitamin E và C.
- Tai đỏ có thể bổ sung vitamin nhóm B; vitamin E.
4. Nhìn vào mũi
- Viêm mũi, bổ sung vitamin C và vitamin nhóm B;
- Đỏ ở đầu mũi (bệnh trứng cá đỏ), bổ sung nhóm B;
- Có sọc trên sống mũi, cung cấp máu không đủ, bổ sung sắt và vitamin E;
- Viêm xoang bổ sung viatmin A, C;
- Chảy máu mũi, bổ sung vitamin C.
5. Nhìn vào miệng
- Khô miệng lưỡi, ngừa viêm môi góc cạnh, bổ sung vitamin nhóm B;
- Phù lưỡi, lưỡi đỏ tươi, lưỡi bản đồ bổ sung vitamin nhóm B;
- Cắn lưỡi, nói năng không lưu loát, bổ sung vitamin nhóm B;
- Sâu răng, bổ sung canxi, magie;
- Loét miệng nặng thì bổ sung đạm hoặc vitamin nhóm B;
- Tím môi, không đủ máu, vi tuần hoàn kém, bổ sung vitamin E;
- Hôi miệng, bổ sung vitamin B, A.
6. Nhìn vào da
- Có những vòng tròn nhỏ màu đỏ trên cơ thể và các đốm đó là bệnh thấp khớp, bổ sung vitamin C, canxi và magiê;
- Da ngứa vào mùa đông nhưng không ngứa vào mùa hè, cho thấy cholesterol cao, thiếu sắt, bổ sung dầu cá và viên sắt;
- Khô da, dày sừng nang lông, bổ sung vitamin A;
- Xuất huyết dưới da, bổ sung vitamin C;
- Cơ thể bị phù, bổ sung protein, Vitamin B6;
- Xóa đồi mồi, bổ sung vitamin A, E, C.
- Tăng nếp nhăn, hydrat hóa, bổ sung protein;
- Viêm da, ra mồ hôi nhiều, bổ sung kẽm, vitamin PP, vitamin A
- Nấm da chân, bổ sung vitamin nhóm B;
- Ngứa toàn thân, thiếu mangan, bổ sung viên canxi, magie;
- Ngừa mụn, tàn nhang, bổ sung vitamin nhóm B;
- Vết thương không lành, bổ sung vitamin E.