Hầu như mọi người đều thừa nhận việc ngủ sớm và dậy sớm tốt cho sự phục hồi và chữa lành của cơ thể. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, người dậy muộn có thể có trí nhớ tốt hơn người dậy sớm.
Tất cả các chuyên gia sức khỏe đều đồng ý rằng giấc ngủ là thuốc. Khi ngủ, cơ thể tiến hành sửa chữa các mô, tái tạo tế bào và giải phóng hormone tăng trưởng giúp phục hồi sau tổn thương. Giấc ngủ đủ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tật và nhiễm trùng. Hỗ trợ quá trình ghi nhớ và xử lý thông tin, giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn trong học tập và làm việc.
Đồng thời, nó cũng giúp điều hòa huyết áp, lượng đường trong máu, duy trì sự cân bằng hormone, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch hay duy trì tâm trạng ổn định và giảm nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. (Ảnh: Width Height).
Người dậy muộn có trí nhớ tốt hơn người dậy sớm?
Với những lợi ích từ giấc ngủ, nhiều người cố gắng hình thành thói quen ngủ sớm và dậy sớm. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của Imperial College of London cho thấy rằng dậy muộn có lợi cho cơ thể hơn là thức dậy vào lúc rạng sáng.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học thần kinh, chức năng nhận thức của những người thức muộn được coi là “vượt trội” so với những người dậy sớm. Nghiên cứu được tiến hành trên 26.000 người phát hiện ra rằng: "Những người thức khuya đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh, lý luận và trí nhớ".
Tiến sĩ Kumar giải thích rằng mỗi người có nhịp sinh học khác nhau, điều này quyết định khi nào họ cảm thấy buồn ngủ và tỉnh táo. Ông cho biết: "Nhịp sinh học của mỗi người là do di truyền và không thể thay đổi được. Những người có nhịp sinh học kiểu “cú đêm” thường thích đi ngủ muộn và thức dậy muộn, trong khi những người có nhịp sinh học kiểu “chim sớm” thích ngủ sớm và dậy sớm".
Ngày nay, mọi người có lịch trình ngủ khác nhau do công việc và lối sống. (Ảnh: Width Height).
Tiến sĩ Kumar khuyến khích mọi người nên cố gắng đi ngủ trước 12 giờ đêm, vì điều này phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên và giúp cơ thể sản xuất melatonin, hormone hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên, ông cũng cho biết rằng trong nhiều trường hợp, những người có thói quen thức khuya lại làm việc hiệu quả hơn so với những người cố gắng dậy sớm dù không phù hợp với nhịp sinh học của họ.
Điều này có nghĩa là mọi người sẽ không thể hoạt động tốt khi cố gắng hoạt động trái ngược với kiểu thời gian sinh học của mình. Tiến sĩ Kumar cho hay: "Điều quan trọng là phải hiểu kiểu thời gian sinh học của mình và điều chỉnh thói quen ngủ của mình cho phù hợp để có hiệu suất tối ưu. Trước khi tin vào kết quả của một nghiên cứu, cần phải đọc kỹ và hiểu rõ các chi tiết liên quan để có cái nhìn chính xác".
Làm sao để có được giấc ngủ lý tưởng?
Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc hay giấc ngủ không đủ chất lượng có thể dẫn đến một loạt các hậu quả tiêu cực cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu ngủ gây ra mệt mỏi, suy giảm nhận thức và giảm khả năng tập trung. Về lâu dài, giấc ngủ kém chất lượng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, béo phì, tiểu đường, thậm chí là trầm cảm.
Tối ưu hóa giấc ngủ không chỉ dừng lại ở việc ngủ đủ giờ, mà còn phụ thuộc vào chất lượng giấc ngủ. (Ảnh: Width Height).
Số giờ ngủ cần thiết phụ thuộc vào độ tuổi và nhu cầu cá nhân của mỗi người. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người lớn nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ em và thanh thiếu niên cần nhiều thời gian ngủ hơn, khoảng từ 9 đến 11 giờ mỗi ngày để phát triển cơ thể và trí tuệ.
Điều quan trọng hơn thời gian ngủ là chất lượng giấc ngủ. Có thể ngủ 8 giờ mỗi đêm nhưng nếu giấc ngủ bị gián đoạn hoặc không đạt được giai đoạn giấc ngủ sâu (REM), cơ thể sẽ vẫn cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Vì thế, cần tập trung vào việc cải thiện chất lượng giấc ngủ hơn là chỉ đơn thuần quan tâm đến thời gian ngủ.
Giấc ngủ trưa có thể mang lại nhiều lợi ích, giúp cơ thể tái tạo năng lượng và tăng cường hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, giấc ngủ trưa chỉ nên kéo dài từ 20 đến 30 phút. Nếu ngủ quá lâu, cơ thể có thể rơi vào giai đoạn giấc ngủ sâu, gây ra cảm thấy mệt mỏi khi tỉnh dậy và khó ngủ vào ban đêm.
Để giấc ngủ trưa đạt hiệu quả tối ưu, hãy chọn một không gian yên tĩnh và thoải mái, đồng thời tránh ngủ trưa quá gần với giờ đi ngủ buổi tối.