Người phụ nữ bị chẩn đoán ung thư ruột cách đây 4 năm đã tiến hành điều trị và khỏi bệnh. Tuy nhiên sau 4 năm, ung thư lại quay trở lại. Bác sĩ Trịnh Tùng - trưởng Khoa ung bướu của Bệnh viện ung bướu thành phố Hàng Châu chỉ ra 2 thói quen của cô là vấn đề.
Người phụ nữ bị tái phát ung thư trong vòng 4 năm
Cách đây 4 năm, cô Thẩm vừa bước sang tuổi 60 tuổi, ở Hàng Châu (Trung Quốc) nhìn thấy các cô con gái đã thành gia lập nghiệp, cô bắt đầu nghĩ đến cuộc sống thoải mái và hạnh phúc của tuổi già những năm tiếp theo. Không ngờ, cô Thẩm lại bị những cơn đau bụng hành hạ đau đớn suốt gần 4 tháng.
Cô Thẩm nói: “Những cơn đau bụng của tôi rất thất thường, đau từng trận một, cơn đau âm ỉ, kéo dài tới tận 4 tháng. Khi tôi nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề, tôi đến bện viện kiểm tra, không ngờ đó là bệnh ung thư ruột giai đoạn giữa”.
Bác sĩ Trịnh Tùng trưởng Khoa ung bướu của Bệnh viện ung bướu thành phố Hàng Châu nói với cô Thẩm, hầu hết ung thư ruột không có triệu chứng, bệnh nhân khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn, cô Thẩm còn may mắn vì đã phát hiện bệnh khi chưa quá muộn. Sau phẫu thuật điều trị là hóa trị liệu bổ trợ, và chỉ cần theo dõi thường xuyên theo lời khuyên của bác sĩ.
Tuy nhiên, mỗi lần xét nghiệm, ký hiệu của 2 khối u CA199 và CEA của cô Thẩm dần dần tăng. Sau nửa năm phẫu thuật ung thư ruột, kiểm tra PET-CT cho thấy toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như gan, phổi, tuyến thượng thận, khoang chậu, thành bụng và khoang bụng đều có di căn. May mắn thay, sau hơn ba tháng hóa trị kết hợp với liệu pháp “nhắm mục tiêu” (liệu pháp mới trogn điều trị ung thư), khối u co lại và cô Thẩm một lần nữa giành được cơ hội để loại bỏ nhiều khối u di căn khỏi cơ thể. Sau một lần nữa phẫu thuật thành công, cô Thẩm vẫn phải có sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ.
Từ nửa năm đến 1 năm sau phẫu thuật lần 2, cô Thẩm cảm thấy thể chất của mình đã tốt hơn. Tuy nhiên, điều cô không nghĩ đến là, hơn 2 tháng trước, khi bác sĩ tái kiểm tra nói với cô Thẩm, căn bệnh lại công kích cô lần thứ 2, sau khi chụp CT ổ bụng cho thấy, ở gan, hạch bạch huyết khoang bụng lại phát hiện nhiều di căn của bệnh ung thư. Cô Thẩm lại phải tiếp tục hóa trị liệu kết hợp với liệu pháp điều trị nhắm mục tiêu, và bây giờ phải mất thêm hai tháng nữa để biết liệu có bất kỳ cơ hội phẫu thuật nào không.
Nguyên nhân gì khiến cô Thẩm thường xuyên tái phát bệnh ung thư?
Bác sĩ Trịnh Tùng nói: "Căn bệnh có thể liên quan đến 2 thói quen không lành mạnh của cô Thẩm trong thời gian qua. Tôi nhớ rõ rằng khi lần đầu tiên đến phòng khám, cô ấy cao 155 cm và nặng 63kg. Cô ấy trông tương đối mập. Có 2 lý do khiến cô Thẩm béo đó là: Một là thích ăn các món ăn mặn, theo cô Thẩm nói, ngoài bữa sáng, bữa trưa và bữa tối đều ít nhất có 2 món mặn, gà, vịt, thịt lợn mỗi ngày đều ăn không biết ngán. Thứ 2 là cô không thích vận động, theo lời con gái cô Thẩm, mẹ cô ngoài làm việc nhà, không thích đi lại vận động, thích ngồi chơi mạt chược, ở nhà buồn thì ngồi chơi xem TV”.
Béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột, thích ăn nhiều thịt và ít vận động sẽ là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tỉ lệ mắc ung thư ruột. Khi ăn nhiều thịt, lượng chất xơ không đủ, nhu động ruột giảm, tăng tình trạng mắc táo bón. Chất gây ung thư trong bã thức ăn không được thải ra kịp thời và tích tụ trong đường ruột, dẫn đến niêm mạc ruột liên tục bị kích thích, dần dần trở thành ung thư. Người ngồi nhiều, ít vận động khiến chuyển động ruột giảm, tác hại khó có thể tưởng tượng được.
Bác sĩ Trịnh Tùng nói, ngồi nhiều, ăn thịt, béo phì… có mối tương quan với ung thư ruột rất rõ ràng, trên lâm sàng không ít bệnh nhân ung thư ruột có những đặc điểm này. Mặc dù ảnh hưởng của nó không phải tác động ngay lập tức, có thể mất 10 năm thậm chí là thời gian dài hơn để thay đổi từ lượng sang chất, nhưng cảnh cáo mọi người cần phải cảnh giác với lối sống không lành mạnh, như ngồi nhiều, không vận động.
Trước đây, ung thư ruột xảy ra chủ yếu ở người 50, 60 tuổi, nhưng ngày nay có rất nhiều người trẻ chỉ từ 20, 30 tuổi đã mắc ung thư ruột, thậm chí bệnh viện còn tiếp nhận một bệnh nhân mới chỉ 15 tuổi, khi chẩn đoán đã bị ung thư giai đoạn cuối.
Phòng ngừa ung thư ruột?
Do đó, bác sĩ Trịnh Tùng nhắc nhở mọi người, nếu bạn là người thích ngồi, hoặc công việc yêu cầu thời gian ngồi nhiều, vậy cứ 1, 2 tiếng đứng dậy đi lại, vận động khoảng 10 phút, điều này cũng giúp đường ruột vận động để thúc đẩy giải độc.
Về phương diện ăn uống, chú ý cân bằng dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, ăn ít dầu, ít muối, ít đồ chiên xào, ít thực phẩm cay.
Cuối cùng, những có tiền sử gia đình bị ung thư, người bị viêm ruột mạn tính, polyp ruột và ung thư đường ruột khác. Sau 50 tuổi, nên đi khám mỗi năm để phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm, tỉ lệ chứa khỏi cao và giảm tỉ lệ tái phát.