Sau khi sinh con, cô Yang thường xuyên sống trong tâm trạng nặng nề nhưng gia đình không ai để ý. Tới khi cô "phát điên", liên tục đập tay vào đầu thì cả gia đình mới hiểu nguyên nhân.
Cô Yang, 25 tuổi ở Trường Sa, Trung Quốc đã bị trầm cảm suốt một thời gian dài. Kể từ sau khi sinh con, cô luôn sống trong tâm trạng tồi tệ nhưng gia đình không ai đưa cô đi khám. Vài ngày trước, cô Yang bị tức ngực và tim đập nhanh, sau đó cô bật khóc và cứ lấy tay đập mạnh vào đầu.
Gia đình sợ cô Yang có thể làm điều dại dột nên mau chóng đưa cô tới Bệnh viện Nhân dân thứ hai của tỉnh. Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của mọi người là cô Yang bị trầm cảm đến "phát điên", kết quả cho thấy cô mắc viêm não virus.
Cô Yang bị trầm cảm sau sinh nhưng gia đình không ai để ý tới. (Ảnh minh họa)
Viêm não virut là một bệnh nội sọ do nhiễm virus, có thể xảy ra bất kể mùa nào. Thông thường khởi phát nhanh, có thể xâm lấn nhu mô não, cũng có thể xâm lấn màng não, hoặc đồng thời cả hai. Bệnh nhân bị viêm não virus có biểu hiện đau đầu dữ dội, sốt, cứng cổ và khó chịu nói chung, đau họng, buồn nôn, nôn và thậm chí co giật, hôn mê, tử vong hoặc để lại di chứng của hệ thống thần kinh.
Bác sĩ Yan Qiufeng, bác sĩ trưởng của Khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhân dân thứ hai của tỉnh Hồ Nam cho biết một số loại virus có thể gây nhiễm trùng hệ thần kinh trong cơ thể người, loại phổ biến nhất là virus herpes simplex. Khi miễn dịch của cơ thể suy giảm, nó có thể tạo cơ hội cho các loại virus xâm nhập và phát triển mạnh. Xét nghiệm dịch não tủy và các xét nghiệm khác có thể xác nhận chẩn đoán.
Cô Yang bị viêm não virus.
Bác sĩ Yan Qiufeng tin rằng việc giữ cho tâm trạng lạc quan và vui vẻ là cơ sở để ngăn ngừa bệnh tật. Cô Yang là do trầm cảm lâu dài làm cho khả năng miễn dịch giảm và virus sẽ nhân cơ hội tấn công. Bác sĩ Yan Qiufeng cũng nhắc nhở mọi người rằng việc phòng ngừa viêm não virut nên được thực hiện như sau:
- Duy trì tâm trạng thoải mái sẽ cải thiện khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.
- Tích cực ngăn ngừa cảm lạnh và nhiễm trùng đường ruột, một khi bệnh được điều trị kịp thời và hiệu quả sẽ ngăn chặn bệnh trở nặng.
- Tiêm ngừa sởi, rubella, quai bị và các dịch bệnh khác đúng thời gian.
- Chống muỗi, tiêm vắc-xin ngừa viêm não Nhật Bản.
- Tăng cường dinh dưỡng, chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý và tham gia tập thể dục.
Ngoài ra, trong trường hợp đau đầu đột ngột, khó chịu, ngôn ngữ, hành vi bất thường hoặc thậm chí co giật, hôn mê, cần hết sức cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu bệnh viêm não và các bệnh khác, nên nhanh chóng gửi đến bệnh viện để điều tra, kịp thời điều trị.