Sau 5 năm thực hiện thói quen không ăn bất cứ thứ gì sau bữa trưa, người phụ nữ Thượng Hải đã giảm từ 165kg xuống 45kg nhưng sức khỏe lại rất đáng báo động.
Hầu hết phụ nữ đều mong muốn mình có được một vóc dáng thon gọn, điều này không chỉ giúp họ tự tin mà còn khỏe mạnh hơn. Để giúp bản thân giảm cân nhanh chóng, nhiều chị em lựa chọn nhiều phương pháp giảm cân khắc nghiệt như ăn kiêng hay uống thuốc giảm cân. Trong số rất nhiều cách giảm cân, không ăn sau bữa trưa cũng là cách được nhiều người lựa chọn.
Cơ sở lý thuyết của việc không ăn sau buổi trưa là trong khoảng thời gian này, chức năng tiêu hóa của cơ thể con người tương đối yếu, khả năng tiêu hóa và hấp thu giảm, ăn quá nhiều hoặc thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đường dễ gây ra biến động lượng đường trong máu và lipid máu, gây bất lợi cho sức khỏe.
Vì vậy, không ăn sau bữa trưa được một số người coi là thói quen ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát cân nặng và lipid máu. Tuy nhiên hiệu quả của nó thực sự như thế nào?
Nhiều người chọn cách không ăn bất cứ thứ gì sau bữa trưa để giảm cân. (Ảnh minh họa)
Cô Zhang đến từ Thượng Hải (Trung Quốc) năm nay 25 tuổi, cao 1m66, nặng 45kg, vóc dáng tương đối gầy nên có thể thoải mái mặc nhiều kiểu phong cách khác nhau và luôn nhận được nhiều lời khen ngợi về ngoại hình của những người xung quanh. Nhưng mọi người không biết rằng cô Zhang từng béo phì, cân nặng có lúc vượt quá 165kg khiến cô cảm thấy tự ti vô cùng.
Sở dĩ trước đây cân nặng của cô Zhang tăng cao như vậy là do khi mang thai cô thèm ăn nhiều, cộng thêm áp lực công việc cao nên cô sẽ giải tỏa căng thẳng và tâm trạng bằng cách ăn uống. Hơn nữa, cô Zhang rất thích đồ ngọt, cô thường mua một ít đồ ngọt ở cửa hàng tráng miệng gần nhà sau giờ làm việc để cổ vũ tâm trạng và no bụng.
Tuy nhiên, thói quen ăn uống vô tội vạ này đã khiến cân nặng của cô tăng lên tới 160kg và bị người khác chế giễu. Vì vậy, cô Zhang đã quyết tâm chăm chỉ giảm cân bằng cách đăng ký một lớp thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống, ngừng ăn đồ ngọt.
Cô Zhang ở Thượng Hải từng nặng 165kg nhưng đã giảm xuống còn 45kg nhờ thực hiện thói quen không ăn gì sau bữa trưa.
Mặc dù cân nặng thực sự đã giảm nhưng hiệu quả rất chậm nên cô Zhang đã tìm kiếm những biện pháp giảm mỡ nhanh chóng khác. Tình cờ, cô đọc được thông tin rằng không ăn sau bữa trưa có thể giúp giảm mỡ và tăng cường khả năng miễn dịch nên từ đó, cô quyết định không ăn gì sau bữa trưa.
Sau nửa năm, cân nặng cô Zhang giảm rất nhanh, mỡ bụng cũng giảm đi đáng kể. Vì vậy, cô tiếp tục duy trì thói quen này trong suốt 5 năm và cuối cùng đạt được vóc dáng như mong muốn, ai cũng khen cô xinh đẹp.
Dù vậy, cô Zhang không mấy vui vẻ bởi tuy có thân hình đẹp nhưng sức khỏe lại giảm sút nhiều. Mặc dù trước đây cô Zhang bị thừa cân nhưng hiếm khi bị bệnh, hiện tại đã giảm cân và xinh đẹp hơn nhưng thường xuyên bị cảm lạnh và hay bị tiêu chảy.
Hiện tại cô Zhang đã từ bỏ cách ăn kiêng như vậy và cố gắng cải thiện tình trạng sức khỏe. Khi có ai hỏi kinh nghiệm giảm cân, cô cũng khuyên họ nên tuân thủ một phương pháp giảm cân hợp lý để giúp bản thân có được sắc đẹp và sức khỏe hiệu quả hơn.
Dù cân nặng giảm nhưng sức khỏe của cô lại giảm sút.
Không ăn sau bữa trưa trong thời gian dài có thể gây hại gì cho cơ thể?
Mất cân bằng dinh dưỡng
Không ăn sau bữa trưa có thể dẫn đến chế độ ăn uống không cân bằng, vì bạn có thể không nhận đủ chất đạm, vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Không đủ năng lượng
Việc hạn chế thời gian ăn uống có thể làm giảm tổng lượng calo nạp vào hàng ngày, từ đó dẫn đến thiếu hụt năng lượng. Nếu cơ thể không có đủ năng lượng để hỗ trợ các chức năng sinh lý và quá trình trao đổi chất bình thường, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức.
Vấn đề kiểm soát lượng đường trong máu
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc kiểm soát lượng đường trong máu kém, việc không ăn sau bữa trưa có thể khiến lượng đường trong máu dao động, gây khó khăn cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Chức năng não giảm
Việc hạn chế thời gian ăn uống thường xuyên có thể có tác động tiêu cực đến chức năng não, bao gồm kém tập trung, giảm trí nhớ và suy giảm chức năng nhận thức.