Hoại tử tay chân vì thường quên uống nước: Mỗi ngày cần uống bao nhiêu là đủ?

Ngày 04/06/2018 00:08 AM (GMT+7)

Vì công việc bận rộn, cô Lâm đã bỏ quên việc uống nước và hiện tại đang phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, đứng trước nguy cơ phải cắt bỏ chân tay.

Nước là nguồn sống và nó cũng là thứ thiết yếu của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, có những người không thích uống nước hoặc họ quá bận rộn để uống nước và cuối cùng phải lĩnh hậu quả.

Cô Lâm, 55 tuổi ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam (TQ) vì quá bận với công việc của mình nên cô thường uống rất ít nước và thậm chí có ngày còn không uống. 3 ngày trước, cô Lâm bất ngờ bị đau bụng phía trên bên phải kèm theo cảm giác ớn lạnh, sốt cao. Sau đó cô bắt đầu mất dần ý thức, ngay lập tức gia đình đã chuyển cô tới Bệnh viện Trung ương thành phố Trường Sa.

Bác sĩ chẩn đoán cô bị nhiễm trùng đường tiết niệu, đã phát triển nhiễm trùng huyết. Một số phần của các ngón tay và ngón chân cũng đã hoại tử, có nguy cơ sẽ phải cắt cụt bất cứ lúc nào. Hiện tại, cô vẫn đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt (EICU) do bác sĩ Quách Tụy Dung theo dõi.

Hoại tử tay chân vì thường quên uống nước: Mỗi ngày cần uống bao nhiêu là đủ? - 1

Bác sĩ Quách cho hay nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến sự tăng trưởng và sinh sản của các mầm bệnh bên trong đường tiết niệu. Chúng có thể gây viêm, đi tiểu khó, tiểu ra máu, sốt cao, kèm theo buồn nôn, nôn, bị đau bàng quang và vùng đáy chậu hoặc đau lưng.

“Mùa hè là thời điểm tỷ lệ người bị nhiễm trùng đường tiết niệu dễ xảy ra do điều kiện khí hậu nóng ẩm tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và xâm lấn vào niệu đạo, bàng quang, gây sưng đỏ. Những người uống ít nước hoặc không uống, ít vận động sẽ giữ lại nước tiểu trong cơ thể quá lâu làm cho vi khuẩn tích tụ và ở lại lâu dài, dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nếu không kịp thời phát hiện sẽ xâm lấn ra các cơ quan khác."  Bác sĩ Quách cảnh báo.

Bác sĩ Quách cũng khuyến cáo mọi người nên duy trì việc uống nước đều đặn để duy trì lượng nước tiểu vừa đủ giúp xả niệu đạo, thúc đẩy sự bài tiết vi khuẩn, độc tố ra khỏi cơ thể.

Tin tức về cô gái trẻ nhập viện vì lười uống nước đã khiến rất nhiều người hoang mang khi vẫn chưa hiểu rõ nước với cơ thể quan trọng như thế nào? Cần uống bao nhiêu nước trong ngày và uống như thế nào? 

Nước đóng vai trò gì trong cơ thể con người?

Nước là nguồn sống, khoảng 70% cơ thể người lớn là nước, và tỷ lệ này chiếm tới 80% ở trẻ em. "Một người không có thức ăn có thể tồn tại trong ba tuần, nhưng không có nước chỉ có thể tồn tại trong ba ngày", câu nói mà chúng ta vẫn thường nghe đã cho thấy tầm quan trọng của nước trong việc duy trì các quá trình sinh lý bình thường của cơ thể người.

Hoại tử tay chân vì thường quên uống nước: Mỗi ngày cần uống bao nhiêu là đủ? - 2

Nước là thành phần chính của tế bào, có thể duy trì cấu trúc tế bào, hỗ trợ trao đổi chất dinh dưỡng, trao đổi chất thải, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, có tác dụng bôi trơn lên mắt và khớp, và có tác dụng đệm quan trọng trên tủy sống của não.

Có phải nên uống "tám ly nước" mỗi ngày?

Đã có quan niệm rằng cơ thể người mỗi ngày cần hấp thụ khoảng 2 lít nước và điều này tương đương với 8 cốc nước mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác bởi việc nên uống bao nhiều nước còn tùy thuộc vào từng người.  

Ví dụ, một cậu thiếu niên 15 tuổi chạy ngoài trời với một người đàn ông 80 tuổi đi dạo sẽ có nhu cầu nước không giống nhau. Lượng nước mỗi người cần sẽ phải dựa vào tuổi tác, cân nặng, chiều cao, khí hậu nơi ở, tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống và các hoạt động hàng ngày.  

Hoại tử tay chân vì thường quên uống nước: Mỗi ngày cần uống bao nhiêu là đủ? - 3

Vậy cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày?

Lượng nước mà một người uống mỗi ngày nên cân bằng với lượng tiêu thụ. Ví dụ lượng nước tiểu mỗi ngày là khoảng 1500ml, cộng với khoảng 2500ml nước bốc hơi từ da, phân và hơi thở thì nên uống lượng nước với khoảng tương đương là 3000-4000ml.

Tùy vào sự khác biệt về trọng lượng cơ thể và sự trao đổi chất giữa nam và nữ,chuyên gia thường khuyến cáo rằng phụ nữ bình thường lấy 2700ml nước mỗi ngày và đàn ông lấy 3700ml nước thông qua thức ăn và nhiều đường uống khác nhau. Tuy nhiên con số này vẫn có thể thay đổi do nhiều yếu tố. 

Ai không nên uống nhiều nước và ai cần bổ sung nước?

Không có con số chính xác về lượng nước uống nhưng một số người bị cổ chướng, suy tim, bệnh nhân suy thận không nên uống nhiều nước. Trong khi đó những người bị đột quỵ nhiệt, viêm bàng quang, táo bón, da khô, sốt lại cần uống nhiều nước để giảm bớt tình trạng của bệnh.

Hoại tử tay chân vì thường quên uống nước: Mỗi ngày cần uống bao nhiêu là đủ? - 4

Lời khuyên cho việc uống nước là gì?

- Không dùng nước giải khát và đồ uống có cồn thay nước. Bởi vì sự trao đổi chất của các chất như đường, bột màu, chất bảo quản và caffeine sẽ khiến bạn cần phải tiêu thụ nước nhiều hơn. 

- Uống nước ấm dưới 30 độ.

- Uống một ly nước sau khi thức dậy và nửa giờ trước khi đi ngủ sẽ tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh nhân bị bệnh tim mạch và thận. Chú ý bổ sung nước đều đặn mỗi ngày.

- Không để cơ thể bị khát nước. Khi cơ thể con người mất đi 2% trọng lượng cơ thể, nó sẽ khiến bạn cảm cảm thấy khát nước. Lúc này cơ thể đang trong tình trạng mất nước nhẹ, sẽ có sự mệt mỏi, khô miệng, đau đầu, nước tiểu sẫm màu, chán ăn... Khi cơ thể mất nước và đạt tới hơn 20% sẽ nghiêm trọng gây nguy hiểm cho cuộc sống.

- Sử dụng chất cân bằng điện giải cẩn thận. Khi thực hiện các bài tập lực lượng lớn hoặc khi bệnh nhân bị mất nước trong một lượng lớn, nước bổ sung được bổ sung các chất điện giải và muối thích hợp để duy trì áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể.

5 thời điểm dù khát cháy cổ cũng đừng bao giờ nên uống nước
Uống nước sai thời điểm hoặc uống quá nhiều nước đều có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là một số thời điểm mà bạn tuyệt đối không nên...
Hoàng Dương (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe