Trong khi đang tập khiêu vũ với mọi người ở quảng trường, bà Vương đột nhiên cảm thấy có thứ gì đó rơi khỏi "vùng kín". Khi vào nhà vệ sinh kiểm tra, bà sợ hãi vội vã tới bệnh viện.
Bác sĩ Song Hongjuan tại Bệnh viện bệnh viện sức khỏe bà mẹ và trẻ em Từ Châu kể lại: "Vào buổi sáng, tôi vừa vào phòng khám ngoại trú, đột nhiên một nữ bệnh nhân vội vã đi vào nằm xuống giường bệnh. Người phụ nữ trông rất lo lắng và bối rối. Bà ấy nói: “Bác sĩ có phải tôi sắp chết. Tôi thấy có miếng thịt rơi ra từ cơ thể, có phải là khối u không?”
Hóa ra, nữ bệnh nhân họ Vương, 60 tuổi đến từ Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc theo thường lệ vào chiều tối lại ra quảng trường tập khiêu vũ với những người bạn già. Tối qua, khi đang nhảy, bà đột nhiên thấy khó chịu bụng, nước tiểu hơi rỉ ra khiến quần bà bị ướt và cảm thấy có thứ gì đó rơi ra từ "vùng kín”.
Sau khi vào nhà vệ sinh kiểm tra, nhận thấy vật lạ đó trông như “miếng thịt”, quá sợ hãi nên ngay sáng hôm sau bà Vương đã tức tốc tới bệnh viện.
Bác sĩ Song Hongjuan kiểm tra, nhận thấy vật thể lạ rơi từ "vùng kín” của bà Vương có đường kính 5,6 cm, nhưng thứ này không phải khối u mà đó là tử cung. Theo bác sĩ Song Hongjuan, bà Vương được chẩn đoán bị sa tử cung và tiểu không tự chủ, cần được phẫu thuật.
Bác sĩ giải thích rằng sa tử cung đề cập đến tử cung rơi ra khỏi vị trí bình thường ra tới gần thành âm đạo, và thậm chí ra khỏi âm đạo. Điều này thường ở phụ nữ sau mãn kinh, đã trải qua một hoặc nhiều lần sinh nở.
Bác sĩ Song Hongjuang.
Sa tử cung là gì?
Tương tự như sa nội tạng, sa tử cung hay còn gọi sa sinh dục, xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng căng ra và suy yếu, hỗ trợ không đầy đủ cho tử cung. Tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo. Sa tử cung có thể gây tình trạng tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo, tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo và mức độ nặng nhất là toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo.
Nguyên nhân cụ thể gây sa tử cung vẫn chưa được xác định nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ sa tử cung.
- Thai đôi hoặc đa thai;
- Thai phụ tuổi cao;
- Việc đẻ khó dẫn đến co thắt tử cung kéo dài;
- Thai quá lớn;
- Việc mang thai nhiều lần;
- Bất thường nhau thai (ví dụ như nhau cài răng lược);
- Việc can thiệp y tế khi sinh
Tùy thuộc vào cấp độ bệnh, triệu chứng sa tử cung ở mỗi người sẽ có sự khác nhau đáng kể. Cụ thể, triệu chứng ở từng cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Cấp độ này bệnh nhân thường có dấu hiệu nặng bụng vào trước kỳ kinh, đau bụng dưới có dấu hiệu đau lưng khi đứng lâu hoặc lao động nặng, muốn đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu không nhiều.
Cấp độ 2: Các triệu chứng trở nên nặng nề hơn: đại tiện đau đớn, khó khăn; khí hư có màu trắng loãng hoặc có nhầy; âm đạo có máu chảy bất thường,…Đặc biệt, khi quan hệ, người phụ nữ sẽ có cảm giác phần tử cung xệ xuống ngoài miệng âm đạo.
Cấp độ 3: Ở mức độ này sẽ đưa đến những biểu hiện nặng nề và rất nguy hiểm: tử cung xuất hiện tình trạng phù, sưng loét, mưng mủ, thậm chí chảy dịch màu vàng. Khi bệnh nặng hơn người bệnh có thể bị sốt cao, táo bón và nhiều triệu chứng khác.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sa tử cung?
Bạn có thể điều trị sa tử cung bằng cách:
- Thực hiện bài tập Kegel;
- Áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ;
- Cố định tử cung qua âm đạo (đặt vòng hỗ trợ âm đạo).
- Điều trị phẫu thuật.