Hoa quả rất tốt cho sức khỏe, chứa nhiều dưỡng chất có lợi. Tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng có thể ăn và không phải ai cũng có thể ăn trái cây một cách bừa bãi, đặc biệt là khi có bệnh trong người.
Cô Vương sống ở Giang Tô, Trung Quốc. Bình thường cơ thể của cô Vương luôn tốt, tuy nhiên một ngày vào buổi trưa, cô Vương đột nhiên ngất xỉu và ngã xuống đất, còn xuất hiện triệu chứng tê tay, tức ngực.
Cô Vương suýt chết sau khi ăn trái cây.
Gia đình nhanh chóng đưa cô Vương đến Bệnh viện nhân dân tỉnh Giang Tô. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ chẩn đoán, cô Vương bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng và bất cứ lúc nào cô cũng có khả năng bị ngừng tim đột ngột. Nồng độ kali trong máu của cô Vương cao hơn gấp đôi so với người bình thường và được chẩn đoán là tăng kali máu. Sau khi cấp cứu, cuối cùng tình trạng của cô Vương đã chuyển sang an toàn.
Cô Vương đang chạy thận nên khi ăn nhiều nho làm tăng kali máu.
Sau khi tìm hiểu bác sĩ được biết, cô Vương là một bệnh nhân đang chạy thận, gần đây cô ăn rất nhiều nho. Bác sĩ Chu Trần, thuộc Khoa cấp cứu của bệnh viện giải thích: "Nho chứa hàm lượng kali cao, và bệnh nhân chạy thận nhân tạo có chức năng thận không hoàn chỉnh. Sự tích tụ lượng lớn kali trong cơ thể có thể khiến nhịp tim chậm và thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng."
Vậy người bình thường ăn bao nhiêu nho sẽ gây nguy hiểm?
Trên thực tế, nó không khủng khiếp như mọi người nghĩ. Cho đến nay, không có trường hợp nào có sức khỏe bình thường ăn quá nhiều kali từ thực phẩm mà gây hậu quả nguy hiểm. Cứ 100g nho, có chứa khoảng 104mg nguyên tố kali, hơn nữa người trưởng thành mỗi ngày ăn vào cơ thể khoảng 4700mg kali.
Nho kị với những người đang mắc bệnh suy thận, ăn quá nhiều có thể dẫn đến cái chết đột ngột
Điều đó có nghĩa là, bằng cách ăn nho để có được 4700mg kali, phải ăn khoảng 4,5 kg nho trong một ngày. Có lẽ, sẽ không ai ăn nhiều như vậy. Tuy nhiên, một số chất bổ sung kali hoặc kali trong chất thay thế muối có thể gây tăng kali máu, đặc biệt ở những bệnh nhân bị suy thận mãn tính như cô Vương ở trường hợp trên, có thể dẫn đến tử vong đột ngột và các vấn đề khác.
Những chú ý khi ăn trái cây?
1. Không nên ăn trái cây quá nhiều
Theo nghiên cứu, trong một số loại trái cây chứa chỉ số glycemic khá cao, khiến cho mức calo và lượng đường huyết trong cơ thể tăng vượt mức. Mặt khác, việc ăn trái cây nhiều còn khiến dạ dày bị giãn to ra và khiến bạn muốn ăn nhiều hơn sau đó. Theo các chuyên gia, người trưởng thành ăn 200-400 gram trái cây mỗi ngày (không kể vỏ và lõi), tương đương với hai quả táo.
2. Nên chia các khoảng thời gian khi ăn trái cây
Trái cây rất tốt nhưng cũng nên ăn đủ số lượng khuyến cáo để tránh gây hại cho sức khỏe
Đừng ăn quá nhiều trái cây có chứa axit khi bạn đang đói bụng vào buổi sáng, đặc biệt là những người có dạ dày không tốt. Tốt nhất nên ăn trái cây ở khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn, giúp fructose và glucose của trái cây được cơ thể hấp thụ nhanh chóng. Không nên ăn quá nhiều trái cây sau bữa tối, thời gian này không dễ tiêu hóa, đường cũng sẽ được chuyển hóa thành chất béo và tích tụ trong cơ thể.
3. Không nên ăn hoa quả để quá lâu trong tủ lạnh
Việc tích trữ hoa quả quá lâu trong tủ lạnh có thể khiến mất đi các dưỡng chất cần thiết có trong hoa quả, không mang lại lợi ích khi ăn về sau. Thói quen tích trữ hoa quả và đến khi gần hư mới ăn cũng khiến ta mắc các chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Hoa quả dập thường có nguy cơ thu hút vi khuẩn cao hơn, không nên chọn mua hoa quả dập cũng như không để hoa quả trong tủ lạnh cho đến gần hỏng mới sử dụng.