Nguyên nhân nổi mụn nước ở tay và cách chữa trị

Ngày 29/11/2019 17:15 PM (GMT+7)

Nổi mụn nước ở tay làm người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi là đau đớn. Tuy nhiên, điều trị tình trạng này rất đơn giản, dễ dàng mà không tốn kém.

Nổi mụn nước ở tay là gì?

Mụn nước ở tay còn có tên dân gian là tổ đỉa, chàm hoặc tên khoa học là chàm eczema. Đây không phải là một bệnh da liễu tự phát, mà nguyên nhân thường là do dị ứng với hoá chất, thực phẩm hoặc môi trường, thời tiết. Tình trạng này không phải là một căn bệnh quá nghiêm trọng, nhưng nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống người mắc phải.

Nguyên nhân nổi mụn nước ở tay và cách chữa trị - 1

Nổi mụn nước ở tay là một tình trạng khó chịu nhưng không nguy hiểm.

Nguyên nhân gây nổi mụn nước ở tay

- Cơ địa: Nhiều người có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ dàng nổi mẩn ngứa nếu tiếp xúc phải các chất gây kích ứng. 

- Viêm da dị ứng: Những ai đã có tiền sử bệnh viêm da dị ứng sẽ dễ gặp tình trạng nổi mụn nước hơn bình thường.

- Căng thẳng: Nổi mụn nước ở tay thường xuyên xuất hiện ở những người hay căng thẳng, lo lắng, stress.

- Thường xuyên tiếp xúc với kim loại: Bao gồm Niken, Coban,… trong môi trường làm việc rất dễ bị viêm da, nổi mề đay mẩn ngứa.

- Yêu cầu công việc: Nhiều người có công việc đòi hỏi thường xuyên tiếp xúc với kim loại (niken, coban, ...), nước, làm việc trong môi trường ẩm thấp, ... thường dễ mắc bệnh nổi mụn nước và các bệnh da liễu khác. 

- Chức năng gan suy giảm: Gan sẽ phải hoạt động quá công suất, gây nên tình trạng chức năng gan suy giảm nếu chế độ sinh hoạt không khoa học, bao gồm: thường xuyên ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, uống rượu. hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác. Khi ấy, khả năng lọc chất độc của gan sẽ hoạt động kém hiệu quả, khiến ododjc tố tích tụ và gây nên mụn nước.

- Sử dụng mỹ phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc: Da bị kích ứng, dị ứng khi dùng mỹ phẩm không uy tín thường biểu hiện bằng việc nổi mụn nước.

- Ảnh hưởng của môi trường: Khí hậu thay đổi khiến cơ thể không kịp thích nghi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mụn nước, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng kém hoặc thường xuyên ra mồ hôi.

Điều trị nổi mụn nước ở tay

Trị mụn nước bằng muối:

Muối hạt có tác dụng sát khuẩn rất tốt. Bạn cần nặn cho các mụn nước vỡ ra và chà muối hạt lên khu vực đó. Bạn sẽ cảm thấy xót nhưng sau 2-3 lần chà muối thì bạn không còn thấy đau nữa.

Trị mụn nước bằng lô hội:

Lô hội có khả năng se nốt mụn nước cũng như ngăn chặn lây lan, nhiễm trùng rất tốt. Bạn chỉ cần thoa phần gel trong suốt của lô hội lên vùng da nổi mụn thường xuyên, trong một thời gian ngắn mụn sẽ biến mất.

Trị mụn nước bằng đá lạnh:

Đá lạnh khi chườm lên da cần bọc trong khăn lạnh, và nên chườm trong vòng 15 phút. Nếu sau khoảng thời gian này mà mụn nước không có tiến triển gì, bạn có thể chườm đá thêm.

Trị mụn nước bằng giấm:

Giấm có chứa axit axetic cao, có khả năng giảm đau và kháng viêm. Chỉ cần thấm giấy ăn vào giấm và áp lên vùng da bị mụn nước cho đến khi tờ giấy khô lại.

Trị mụn nước bằng trà đen:

Trà đen không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn có khả năng kháng viêm, giảm đau. Cũng như giấm, bạn thấm giấy ăn vào trà đen và áp lên vùng da bị mụn nước cho đến khi tờ giấy khô lại.

Trị mụn nước bằng kem đánh răng:

Kem đánh răng thường được sử dụng để làm khô các nốt mụn và giảm sưng tấy. Bạn chỉ cần bôi kem đánh răng lên vùng da bị mụn, nhưng lưu ý không nên dùng kem đánh răng vị quế vì sẽ dễ gây kích ứng.

Nguyên nhân nổi mụn nước ở tay và cách chữa trị - 2

Các nhiều cách để điều trị mụn nước ngay tại nhà và vô cùng đơn giản.

Ngăn ngừa tình trạng nổi mụn nước ở tay

- Tránh tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng như chất tẩy rửa mạnh, kim loại, hoá chất, ...

- Bảo vệ cơ thể bằng găng tay, đồ bảo hộ khi cần tiếp xúc với các chất trên.

- Lựa chọn các chất tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên.

- Nên sử dụng nước ấm hoặc nước mát trong sinh hoạt, vì nước nóng dễ gây kích ứng da.

- Dưỡng ẩm cho da thường xuyên, đặc biệt là vào mùa hanh khô.

Cô gái bị mụn rộp ở tay chân sau khi ăn cá mỗi ngày, bác sĩ lý giải nguyên nhân
Cá rất giàu chất dinh dưỡng, nhiều người thích ăn, Tiểu Lâm ở Quảng Đông (Trung Quốc) là một trong số đó. Trong những tháng gần đây hầu như ngày nào...
Hoàng Lan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh dị ứng