Thịt lợn là món ăn quá quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên ăn thịt lợn như thế nào hay những thực phẩm nào "đại kỵ" với thịt lợn để tránh gây hại cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Ăn óc bổ... óc
Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Óc lợn được nhiều người sử dụng nhất đồng thời ẩn chứa nhiều nguy cơ nhất.
Theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày. Vì thế, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch,…
Còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.
Chân giò
Chân giò chủ yếu chứa protein, chất béo và chất keo protit. Ngoài ra, thực phẩm này còn có canxi, sắt, vitamin A, B, C. Song, lượng chất béo ở chân giò không tốt khi cơ thể ăn quá nhiều. Chưa kể chân giò có nhiều chất béo sẽ khiến quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn và không tốt với người có dấu hiệu cholesterol tăng cao.
Ngâm, chần thịt bằng nước sôi
Thịt lợn chứa rất nhiều protein nhưng khi bạn ngâm thịt lợn trong nước nóng thì một lượng lớn protein sẽ bị mất. Đồng thời, khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt cũng sẽ làm cho thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc. Cách chính xác để xử lý thịt sống là rửa nhanh bằng nước sạch hoặc rửa thịt bằng nước pha ít muối hòa tan.
Chỉ ăn thịt lợn nạc
Có rất nhiều người cho rằng ăn thịt mỡ gây béo, thịt nạc vừa không gây béo lại vừa đảm bảo dinh dưỡng nên chỉ ăn thịt nạc. Nhưng trên thực tế ăn nhiều thịt nạc chưa chắc đã tốt bởi hàm lượng methionine trong thịt nạc khá cao, dưới sự thúc đẩy của chất xúc tác sẽ biến thành Homocysteine, chất này quá nhiều dễ gây ra xơ vữa động mạch. Do đó, bạn nên ăn thịt nạc với lượng vừa đủ, không nên lạm dụng quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tiết canh
Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.
Ăn gan lợn vì nghĩ trong gan nhiều chất dinh dưỡng
Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.
Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.
Rã đông thịt lợn bằng nhiệt độ phòng
Việc rã đông thực phẩm không đúng cách sẽ gây hại khôn lường cho sức khỏe.
Đa số chị em khi muốn rã đông thịt thường lấy thịt đông lạnh từ trong ngăn đá bỏ ra ngoài nhiệt độ phòng. Thậm chí, một số người mất kiên nhẫn còn có cách ngâm thịt trong nước nóng. Cách làm này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Các loại thực phẩm đông lạnh như thịt, cá khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C sẽ rất dễ bị ôi thiu.
Ăn nhiều lòng non, lòng già
Đây là hai bộ phận của lợn chứa rất nhiều protein và cholesterol. Điều này không có lợi cho những người có bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu, rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, ăn nhiều nội tạng cũng chính là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm khác như gout, viêm tụy cấp, gan nhiễm mỡ, béo phì.
Đặc biệt, nếu ăn trong tình trạng chưa chín sẽ rất nguy hiểm do trong ruột lợn có chứa coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn.
Ăn nhiều nội tạng cũng chính là nguyên nhân gây các bệnh nguy hiểm khác như gout, viêm tụy cấp, gan nhiễm mỡ, béo phì.
Thịt cổ họng lợn
Hầu như mọi bộ phận của lợn đều có thể được tận dụng để chế biến ra các món ăn ngon, từ bụng, mông, vai tới tai môi, móng, xương, lòng, ruột non, tuy nhiên riêng phần thịt cổ lợn, bạn nên tránh ăn vì ở cổ lợn là nơi tập trung nhiều nhất hạch bạch huyết.
Hạch bạch huyết là cơ quan miễn dịch của động vật và nằm rải rác ở nhiều nơi trên cơ thể. Những mảng thịt có nổi hạch bạch huyết này cực kỳ độc hại, chúng chứa nhiều hormone và lượng lớn chất độc bên trong. Khi mua thịt lợn, phải đặc biệt chú ý đến phần thịt dưới da xem chúng có những hột sần sùi không, nhất là phần thịt ở vùng cổ.
Thịt lợn là món ăn quen thuộc, dễ chế biến song ngoài nguy cơ nhiễm giun sán còn có thể nhiễm chất tăng trọng, chất tạo nạc hay ngâm chất bảo quản. Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, thịt lợn sạch là lợn không được nuôi bằng cám tăng trọng, không tồn dư thuốc và các hóa chất do thức ăn, không có ký sinh trùng và vi trùng, không chất bảo quản. Thịt lợn sạch thường có lớp bì và mỡ dày. Biện pháp đơn giản để phát hiện là cắt thịt theo thớ dọc và quan sát. Nếu miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim, hoặc thớ thịt có hình sợi hay hình bầu dục to là bị nhiễm giun sán. "Cũng có thể nhận biết bằng cách sờ vào miếng thịt", lương y Sáng cho biết. Miếng thịt lợn cứng, không có sự đàn hồi, không mềm mại... rất có thể đã bị ướp ure hoặc chứa hàn the. Cách chế biến thịt cũng rất quan trọng. Món ăn được nấu đi nấu lại quá nhiều lần hoặc chế biến ở nhiệt độ quá cao thì sinh ra những chất độc không có lợi cho sức khỏe. Protein từ thịt có thể biến tính, các vitamin bị tổn thương, chất dinh dưỡng không còn có lợi cho sức khỏe người dùng. Ngoài phần thịt còn có phần bì dồi dào protein và carbohydrate, cung cấp nhiều vitamin, muối khoáng cho cơ thể. Tuy nhiên, không nên ăn nhiều bì lợn, bác sĩ Linh khuyến cáo. Trong bóng bì rất nhiều cholesterol, không tốt với người bị rối loạn lipit, thừa cân béo phì. Ngoài ra bì lợn có hàm lượng protein cao, khó tiêu nên người bệnh gout hoặc suy thận cũng hạn chế ăn. Hiện nay, nhiều cơ sở dùng hóa chất để tẩy trắng bì lợn, kể cả kali nitrat (KNO3) là chất sử dụng trong phân bón nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây, để bóng bì khi nổ có màu đẹp mắt. Bì lợn càng trắng thì do càng dùng nhiều hóa chất. Các chất hóa học, tẩy rửa công nghiệp chỉ làm trắng bì mà không thể diệt hết vi khuẩn, ấu trùng, mầm bệnh. |