Những thói quen cực xấu khiến thận chứa cả "túi" sỏi lổn nhổn

Ngày 17/09/2019 14:30 PM (GMT+7)

Sỏi thận, sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam. Các biến chứng của sỏi thận, sỏi tiết niệu rất nghiêm trọng có thể khiến teo thận, nguy cơ cắt bỏ thận.

Sỏi thận vì thói quen nghìn người mắc

Chị Nguyễn Lan Hương – 34 tuổi, Cầu Diễn, Hà Nội tìm tới bác sĩ khám vì thời gian gần đây chị Hương thường cảm thấy đau ở vùng thắt lưng, đi tiểu buốt. Chị Hương đã uống thuốc viêm tiết niệu nhưng triệu chứng không đỡ.

Sau khi siêu âm, bác sĩ chẩn đoán chị Hương bị sỏi thận. Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ, Bệnh viện An Việt, Hà Nội cho biết trường hợp của chị Hương mắc giống rất nhiều bạn trẻ hiện nay đó là bệnh sỏi tiết niệu do thói quen xấu.

Những thói quen cực xấu khiến thận chứa cả amp;#34;túiamp;#34; sỏi lổn nhổn - 1

BS Nguyễn Quang Cừ - Bệnh viện An Việt chia sẻ về thói quen xấu ở giới trẻ tạo sỏi.

Chị Hương sống độc thân, thường ăn uống thiếu khoa học, thích ăn thực phẩm ăn nhanh, đồ chiên rán, thịt hộp cho tiện và rất ngại uống nước. Có những buổi chị Hương chỉ uống 1, 2 ly nước.

Khi bác sĩ nói thói quen xấu này làm tăng nguy cơ tạo sỏi, chị Hương mới hay từ trước tới nay cứ nghĩ sỏi chỉ ở một số người và phải nhịn tiểu mới thành sỏi không ngờ chính cách ăn uống, sinh hoạt đã làm cho cơ thể tạo sỏi.

Thời gian gần đây, bác sĩ Cừ thường xuyên tiếp nhận các trường hợp người trẻ đã bị mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu. Có trường hợp mới chỉ học hết cấp 3 đi khám cũng có sỏi. 

Bác sĩ Cừ cho biết theo ước tính có 1/3 dân số bị sỏi thận, nhưng chỉ một nửa trong số này có triệu chứng. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng, những viên sỏi có thể gây ra nhiều vấn đề, chẳng hạn như nhiễm trùng và nghẽn dòng chảy nước tiểu.

Điều trị bệnh sỏi thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như kích thước và số lượng, vị trí của những viên sỏi thận và liệu có xảy ra nhiễm trùng hay không. Hầu hết những viên sỏi thận nhỏ có thể đi tiểu ra tự nhiên mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ.

Cách đơn giản nhất để điều trị những viên sỏi thận nhỏ là uống nhiều nước để cơ thể tự thải ra. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp giảm đau và thuốc kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.

Triệu chứng cảnh báo sỏi thận, người bệnh có dấu hiệu đau lưng, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục, tiểu máu, buồn nôn và nôn mửa, ớn lạnh, sốt, cơn đau quặn thận thường xuyên, đi tiểu gấp, đổ mồ hôi… khi có dấu hiệu này người bệnh cần đi kiểm tra ngay.

Thói quen tạo sỏi

Theo PGS Lê Bạch Mai – nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia dinh dưỡng không chỉ liên quan đến bệnh mạn tính không lây như: đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp... mà còn liên quan đến bệnh lý đường tiết niệu như sỏi thận tiết niệu.

Nhiều người Việt Nam  lại ít uống nước, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận; hay chế độ ăn giàu đạm đến từ thịt đỏ. Hay thói quen dùng trà, cà phê cũng là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận tiết niệu.

Bên cạnh đó, thói quen lười vận động, ăn xong đi nằm, nằm nhiều làm cho sự lưu thông, bài tiết nước tiểu kém, tốc độ dòng chảy nước tiểu không đủ mạnh để cuốn đi các chất khoáng có trong nước tiếu, gây lắng đọng hình thành sỏi thận, tiết niệu.

PGS Mai cho rằng, để phòng sỏi thận thì cần thay đổi chính thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Đối với chế độ ăn phòng ngừa sỏi thận tiết niệu thì nguyên tắc đầu tiên phải đảm bảo bữa ăn đa dạng, trên 15 loại thực phẩm trong 8 nhóm thực phẩm trong một bữa ăn.

Không lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn như thịt hộp, thịt đỏ, quá nhiều chất béo.

Chế độ ăn đủ rau, hiện nay mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu về rau, cần ăn 400gr rau/người/ngày thiên về xu hướng kiềm hơn để bớt lắng đọng, tạo sỏi thận.

Không nên ăn mặn, dư thừa natri dễ tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, tạo nước tiểu khó hơn, dễ ứ đọng tạo sỏi thận.

Nên hạn chế chất kích thích trà, cà phê, rượu vì không tốt cho sức khỏe của thận.

Không lạm dụng đường đơn, đường đôi vì hệ thống điều hòa đường huyết không tốt, rối loạn glucoser… ảnh hưởng chức năng thận.

Uống đủ nước 2-2,5l nước/ngày; 400ml nước cho 10kg trọng lượng, đảm bảo nước tiểu đi ra không màu vàng đậm, mà chỉ có màu vàng nhạt trong giúp đào thải mọi cặn bã trong đó thường xuyên nhất.

Tạo vận động thường xuyên từ 30-45p/ ngày và 5 ngày/tuần, giảm cơ hội lắng đọng chất khoáng tạo sỏi thận.

Mồng tơi, rau vua của ngày hè vì sao người sỏi thận lại không nên ăn?
Mồng tơi không chỉ là một món ăn mà còn có tác dụng nhiều trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên, theo lương y Bùi Hồng Minh một số người không ăn được rau...
Theo K.C
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh thận