Nữ bác sĩ vượt qua áp lực từ những điều nhỏ bé, bí quyết chỉ gói gọn trong 4 chữ

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 09/03/2022 09:20 AM (GMT+7)

Để giải tỏa những áp lực trong công việc và cuộc sống, bác sĩ Phương Linh luôn thường trực nụ cười trên môi, chơi một bản nhạc, viết chữ, vẽ tranh hoặc cùng người thân nấu những món ăn yêu thích…

img alt src/upload/1-2022/images/2022-03-08/bac-si-1646714445-969-width600height351.jpg stylewidth: 600px; height: 351px; /

Công việc quan trọng nhưng đừng bỏ quên những giá trị khác của bản thân

Thạc sĩ, bác sĩ Đào Nguyễn Phương Linh (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) là cái tên không còn xa lạ với những bà mẹ có con nhỏ. Không chỉ hết mình trong công việc tại bệnh viện, Phương Linh còn sẵn sàng kết nối, hỗ trợ các bà mẹ có con nhỏ gặp vấn đề về sức khỏe, nhất là khi dịch bệnh COVID-19 hoành hành.

Dù công việc bộn bề, nhưng bác sĩ Phương Linh luôn biết cách bố trí thời gian, giải tỏa những áp lực để chăm lo cho bản thân. Vì thế, cô bác sĩ trẻ luôn tràn đầy năng lượng trong công việc và cuộc sống. Để làm được điều đó bí quyết của Phương Linh gói gọn trong 4 chữ: “Nụ cười" và "chia sẻ”. 

Nữ bác sĩ vượt qua áp lực từ những điều nhỏ bé, bí quyết chỉ gói gọn trong 4 chữ - 2

Ngoài công việc ở bệnh viện, bác sĩ Phương Linh luôn tìm cách nạp năng lượng từ những điều nhỏ bé xung quanh.

Bác sĩ Linh chia sẻ, cô đang chuẩn bị làm đám cưới và chính niềm vui đó cũng giúp ích rất nhiều trong việc tái tạo lại năng lượng sau mỗi ngày làm việc căng thẳng. 

Với nhiều người khi sắp lập gia đình sẽ tranh thủ mọi thời gian để kiếm tiền, chuẩn bị cho tương lai. Còn với bác sĩ Linh thì ngược lại. “Rất nhiều bác sĩ sau thời gian làm việc ở bệnh viện thì tranh thủ ngồi phòng mạch cả tuần để kiếm thêm. Tôi không làm vậy, dù bản thân hoàn toàn có khả năng”, bác sĩ Linh chia sẻ.

Là bác sĩ hầu như ai cũng có những áp lực công việc và bác sĩ Linh không ngoại lệ. Thế nhưng, cách đối mặt với các áp lực này của bác sĩ Linh lại khác nhiều người. “Hãy mang nụ cười, niềm vui về gia đình, đừng mang áp lực, ưu phiền về ngôi nhà của bạn. Đó chính là quan điểm của tôi để giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi hay áp lực mỗi khi gặp phải”, bác sĩ Linh tâm sự.

Việc cùng chồng tương lai nấu những bữa ăn đơn giản khiến bác sĩ Linh cảm thấy ấm áp, hạnh phúc.

Việc cùng chồng tương lai nấu những bữa ăn đơn giản khiến bác sĩ Linh cảm thấy ấm áp, hạnh phúc.

Niềm vui của bác sĩ Linh trong ngôi nhà nhỏ đôi khi đến từ những điều rất đơn giản, đó là cùng chồng chưa cưới nấu món ăn yêu thích, đi làm về muộn có người thân đợi cơm, hay cùng nhau thư giãn bằng cách nghe một bản nhạc.

“Tôi nấu ăn không giỏi nhưng thích nấu ăn. Hàng ngày, chồng sắp cưới ở nhà chuẩn bị hết mọi đồ đạc, đợi tôi đi làm về rồi cả hai cũng vào bếp. Đó là cách để gắn bó, giải tỏa áp lực và giúp các thành viên yêu thương nhau nhiều hơn.

Do đặc thù công việc, có những hôm gặp ca cấp cứu Linh phải về muộn hơn, chồng sắp cưới gọi điện lựa giờ để nấu cơm, sau đó đợi về cùng ăn cho nóng. Dù thời gian có muộn nhưng việc cùng nhau ăn bữa cơm gia đình khiến tôi cảm thấy ấm áp, hạnh phúc vô cùng.

Với chúng tôi, công việc trong nhà không có sự phân công, không có chuyện phụ nữ là phải nấu cơm, rửa bát. Có lúc công việc lu bù, về nhà anh ấy làm, mình nghỉ ngơi... Đó cũng là cách để cân bằng cuộc sống”, bác sĩ Linh tâm sự.

Hoa chồng sắp cưới cắm sẵn để khi đi trực về Linh sẽ thấy vui hơn vì có hoa là sống lại.

Hoa chồng sắp cưới cắm sẵn để khi đi trực về Linh sẽ thấy vui hơn vì "có hoa là sống lại".

“Tôi từng bị trầm cảm nhưng đã vượt qua nhờ những điều rất nhỏ bé”

Trước khi đến với nghề y, bác sĩ Phương Linh từng là một học sinh chuyên văn, là sinh viên trường Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM. Thế nhưng, chỉ học được một năm, Linh quyết định chuyển hướng thì vào Đại học Y dược TP.HCM. Lý do được nữ bác sĩ đưa ra là: “Học Y để được làm bác sĩ, để được hành động, góp sức mình cứu chữa những mảnh đời không may mắn”.

Đang học khối C chuyển sang khối B, lại thi vào trường y là quyết định táo bạo và đầy khó khăn. Thời gian đó, có những lúc Phương Linh vừa học vừa khóc nhưng bằng sự nỗ lực, cố gắng cuối cùng cô gái trẻ đã thành công và trở thành bác sĩ. 

Bác sĩ Linh từng là người học chuyên Văn, sau đó mới chuyển sang học ngành Y để làm bác sĩ.

Bác sĩ Linh từng là người học chuyên Văn, sau đó mới chuyển sang học ngành Y để làm bác sĩ.

“Tôi vẫn là tôi, vẫn là cái cây xanh biếc trong khu vườn văn chương, nhưng tôi phải tìm kiếm những khu vườn tiếp theo để gieo hạt. Và tôi đã chọn trở thành bác sĩ, chọn chuyên ngành nhi sơ sinh để tiếp tục đi gieo những hạt mầm và vẽ tiếp những gì còn dang dở”, bác sĩ Linh tâm sự.

Từ cái gốc là “dân chuyên Văn”, Phương Linh tự nhận bản thân có tính nghệ sĩ, chính điều đó đã giúp nữ bác sĩ trẻ vượt qua những áp lực, stress, thậm chí là cả lúc bị trầm cảm. Đó là khi dịch bệnh tại TP.HCM căng thẳng nhất hồi năm 2021, Phương Linh đã tham gia điều trị cho bệnh nhân COVID-19, đến ngày thứ 22 cô bị dương tính và phải đi cách ly.

img alt src/upload/1-2022/images/2022-03-08/img_8559-1646714766-783-width600height600.jpg stylewidth: 600px; height: 600px; /

Nữ bác sĩ vượt qua áp lực từ những điều nhỏ bé, bí quyết chỉ gói gọn trong 4 chữ - 7

Hình ảnh bác sĩ Linh cùng các đồng nghiệp của mình tại BV Dã chiến điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.

“Khi đó tôi được bố trí cách ly tại một khách sạn, phòng ở không có ánh sáng tự nhiên, chỉ quanh quẩn trong 4 bức tường khiến tôi bị trầm cảm. May mắn sau đó, bệnh viện đã xin và chuyển tôi ra một phòng khác có ánh sáng tự nhiên. Điều hạnh phúc nhất là mọi người đã gửi hoa tươi, gửi chiếc loa nhỏ để tôi nghe nhạc và cả những cuốn sổ nhỏ để tôi viết chữ, vẽ tranh… và từ đó tôi vượt qua được tất cả”, bác sĩ Linh kể lại.

Thời gian cách ly, Phương Linh đã thả hồn vào những nét chữ, rồi vẽ những bức tranh, nghe những bản nhạc mà mình yêu thích… Chỉ sau một thời gian ngắn, Linh đã lấy lại được cân bằng trong cuộc sống và lập cả “bệnh viện dã chiến” trong khu cách ly. Theo đó, trong khu cách ly, bác sĩ Phương Linh đã làm các video chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội để khuyến cáo cho các mẹ có con nhỏ phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe.

img alt src/upload/1-2022/images/2022-03-08/img_1609-1646714891-844-width600height800.jpg stylewidth: 600px; height: 800px; /

Nữ bác sĩ vượt qua áp lực từ những điều nhỏ bé, bí quyết chỉ gói gọn trong 4 chữ - 9

Chiếc loa, hoa tươi và quyển sổ nhỏ được mọi người gửi vào để bác sĩ Linh vẽ tranh, viết chữ trong thời gian cách ly khi dương tính. 

Từ những gì đã trải qua, với kinh nghiệm bản thân, bác sĩ Phương Linh cho rằng, đối với bất cứ ai, làm bất cứ công việc gì thì cũng cần dành những khoảng không cho riêng mình và làm những điều mình thích. Hơn thế nữa, trong cuộc sống hay công việc luôn tươi cười, suy nghĩ theo hướng tích cực thì may mắn sẽ tới với mình.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Thành F0 vội gửi con cho ông bà, coi chừng hối hận!
(NLĐO) - Omicron lây nhanh, khả năng con bạn đã nhiễm từ cha mẹ nhưng chưa phát bệnh là rất cao. Với người lớn tuổi, có bệnh nền, thành F0 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngay cả với Omicron.

COVID-19 ở trẻ em

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề 08/3 - Thảnh thơi không lười biếng