Da lợn là phần mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng biết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhiều bộ phận của thịt lợn tốt hơn bạn nghĩ. Thậm chí, một số phần có thể ổn định được "ba cao" (gồm cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao) - đó chính là da (bì) lợn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng và y học cổ truyền Trung Quốc, trái với suy nghĩ của nhiều người, da lợn tốt cho sức khỏe. Da lợn rất giàu glycogen, có tác dụng bảo vệ mạch máu tốt, có thể cải thiện độ dẻo dai của mạch máu, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu và giảm lipid máu, lượng đường trong máu và huyết áp một cách hiệu quả.
Thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao. (Ảnh minh họa).
Da lợn chứa hàm lượng protein collagen cao, trong quá trình nấu có thể chuyển hóa thành gelatin, dễ liên kết nhiều nước, cải thiện hiệu quả các chức năng sinh lý của cơ thể và chức năng dự trữ nước của tế bào mô da. Nhờ thế, nó có thể ngăn ngừa nếp nhăn và làm chậm quá trình lão hóa da.
Cuối cùng, các axit béo không bão hòa trong da lợn có tác dụng hạ đường huyết đáng kể. Axit béo không bão hòa giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Da lợn còn có thể làm tăng hàm lượng cholesterol lipoprotein mật độ cao, một loại cholesterol tốt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Vậy đâu mới là bộ phận của con lợn mà bạn nên ăn ít lại?
1. Ruột già
Ruột già là nơi chứa các chất bài tiết của lợn. Từ lâu trong bộ phận này tồn tại rất nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn. Hơn nữa, so với các nội tạng động vật khác, bộ phận này không có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng chất béo đặc biệt nhiều, đối với những người bị huyết áp cao còn dễ gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu não.
Nếu không được nấu chín hoặc rửa sạch trước khi chế biến, ruột già có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
2. Cổ heo
Cổ heo cũng giống như cổ vịt, vì rẻ hơn nên nhiều người thích ăn, nhưng cổ heo có nhiều tế bào lympho. Hơn nữa, vắc xin chính thường được tiêm ở vùng này nên cổ lợn có thể chứa rất nhiều vi khuẩn, virus. Ngoài ra, ở nhiều vùng nông thôn thường chọc tiết lợn khiến vùng này dễ nhiễm khuẩn. Vì những lý do đó, tốt nhất không nên ăn cổ lợn.
3. Phổi lợn
Các bộ phận của lợn được mọi người yêu thích như tim, gan lợn, trong khi phổi lợn ít được chọn, dù rẻ. Điều này hẳn có lý do. Phổi là cơ quan hô hấp chính của lợn, trong khi lợn sống trong môi trường bẩn chứa nhiều vi khuẩn, virus.
Phổi lợn khó làm sạch, virus, vi khuẩn có thể còn sót lại nên ăn vào dễ gây nguy hiểm cho cơ thể, liên quan tới tình trạng hồi hộp, loạn nhịp tim.
4. Óc lợn
Óc lợn chứa nhiều chất bổ dưỡng nhưng lại có lượng cholesterol cao. (Ảnh minh họa)
Óc (não) lợn chứa nhiều canxi, phốt pho và sắt hơn thịt lợn, có tác dụng tiêu trừ mệt mỏi, xua tan chứng mất ngủ, thích hợp trị chóng mặt, nhức đầu, suy nhược thần kinh, mất ngủ và các bệnh suy nhược khác do khí huyết thiếu hụt.
Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol trong não lợn cực kỳ cao, 100 gam não lợn chứa tới 3100 mg cholesterol, là lượng cholesterol cao nhất trong số các loại thực phẩm thông thường.
5. Thận lợn
Thận thuộc tuyến bài tiết của lợn nên dễ tích tụ một lượng lớn chất độc. Nếu ăn thường xuyên không những không có tác dụng bồi bổ mà còn dẫn đến cơ thể hấp thụ quá nhiều chất độc hại. Hơn nữa, hàm lượng cholesterol trong thận không thấp, còn có thể làm tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho mạch máu.
Khi ăn thịt lợn, nên chọn thịt thế nào?
1. Chọn vùng ít mỡ
Những người thích ăn thịt nên chọn loại thịt nạc nhiều hơn mỡ để tránh béo phì và mỡ máu tăng cao.
2. Kiểm soát lượng ăn vào
Khi lựa chọn thực phẩm, sự cân bằng các chất dinh dưỡng là quan trọng. (Ảnh minh họa)
Nên kiểm soát lượng ăn vào, tỷ lệ thịt lợn không nên quá lớn so với các loại thịt khác, khi ăn thịt lợn hãy gắng kết hợp với các loại thịt khác để làm phong phú thực đơn nhất có thể. Lượng thịt lợn người lớn tiêu thụ nên được kiểm soát ở mức 50-75g/ngày.
3. Không rã đông thịt nhiều lần
Thịt rất dễ bị nhiễm vi khuẩn khi rã đông nhiều lần, vì vậy hãy cố gắng cắt thịt thành từng miếng nhỏ rồi bảo quản trong tủ lạnh, chỉ lấy ra vừa đủ để ăn. Hãy thử rã đông thịt trong lò vi sóng và vặn nguồn ở mức thấp nhất. Bạn cũng có thể cho thịt vào tủ mát trước hoặc dùng.
4. Tốt nhất nên ăn thịt vào bữa trưa
Wei Guo, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đông Phương, Đại học Y học Trung Quốc Bắc Kinh, cho rằng tốt nhất nên ăn thịt vào buổi trưa vì buổi chiều sẽ có ít các hoạt động tương ứng để tiêu hao năng lượng cao từ thức ăn giàu đạm.