Mãn kinh là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ. Khi bước vào thời kỳ này, cơ thể của chị em sẽ có sự thay đổi rõ rệt.
Mãn kinh là dấu hiệu suy giảm chức năng buồng trứng và giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ. Giai đoạn này là một bước ngoặt của quá trình lão hóa. Sau khi phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tim mạch và các bệnh khác cao hơn.
Trong cuộc sống, chị em cần học cách chú ý đến sức khỏe thể chất của mình, có 4 dấu hiệu chính cho thấy cơ thể đang bước vào thời kỳ mãn kinh.
1. Chu kỳ kinh nguyệt không đều và lượng kinh nguyệt giảm
Trước khi mãn kinh, kinh nguyệt sẽ có sự thay đổi. Nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn lại, kéo dài dưới hai ngày và lượng máu kinh giảm đi, hoặc ngược lại, chu kỳ kéo dài và máu kinh vẫn tiếp tục thì đây là dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh.
2. Trạng thái tinh thần bất thường
Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có xu hướng dễ nóng nảy, sau đó lại cảm thấy tội lỗi và tự trách mình vì tức giận những điều nhỏ nhặt. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể phát triển thành trầm cảm.
3. Cơ thể nóng bừng và đổ mồ hôi
Nóng bừng và đổ mồ hôi nhiều là một trong những biểu hiện phổ biến nhất và có liên quan đến chức năng buồng trứng suy giảm. Lúc này, đầu và ngực của phụ nữ dễ bị nóng, đổ mồ hôi, đồng thời có thể kèm theo các triệu chứng chóng mặt, suy nhược cơ thể.
4. Loãng xương
Ở tuổi 35, khối lượng xương của phụ nữ đạt đến đỉnh cao và sau đó bắt đầu suy giảm dần. Đặc biệt, lượng estrogen suy giảm trước thời kỳ mãn kinh sẽ phá hủy hoạt động của tế bào xương và gây loãng xương.
Phụ nữ mãn kinh ở tuổi 45 hay tuổi 54 sẽ già nhanh hơn?
Độ tuổi nào là bình thường cho thời kỳ mãn kinh? Về mặt lâm sàng, phụ nữ có thể mãn kinh sau tuổi 40. Tuy nhiên, mãn kinh ở độ tuổi từ 40 đến 44 được coi là mãn kinh sớm và mãn kinh sau 55 tuổi được coi là mãn kinh muộn. Vì vậy, đến quá sớm hay quá muộn đều không tốt, độ tuổi thực sự tốt nhất là từ 45-55 tuổi.
Mãn kinh sớm có thể đẩy nhanh quá trình suy giảm ngoại hình và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ Hệ thống Bảo hiểm Y tế Quốc gia (NHIS) của Hàn Quốc, bao gồm 1,4 triệu phụ nữ trên 35 tuổi. Trong khảo sát cho thấy, mãn kinh sớm dưới 40 và dưới 45 tuổi thì nguy cơ suy tim, rung nhĩ cũng sẽ tăng lên, tuổi càng trẻ nguy cơ càng cao. Có thể thấy, mãn kinh sớm là mối đe dọa nghiêm trọng đối với não và tim.
Mãn kinh muộn cũng gây ra những hậu quả về sức khỏe. Cần chú ý đến những nguy cơ sức khỏe của vú và nội mạc tử cung, vì những bộ phận này nhạy cảm hơn với estrogen và chịu tác dụng của estrogen trong thời gian dài, nguy cơ ung thư cũng sẽ tăng lên.
Phụ nữ mãn kinh ở tuổi 45 hay 54 đều bình thường. (Ảnh minh họa)
Vì vậy, cả 45 tuổi và 54 tuổi đều là trong thời kỳ mãn kinh bình thường, không có vấn đề gì về việc ai khỏe mạnh hơn hay ai già đi nhanh hơn. Mãn kinh ở độ tuổi bình thường là lành mạnh và tự nhiên nhất, càng gần 49,5 tuổi thì càng lý tưởng.
Phụ nữ nên chăm sóc bản thân như thế nào để mãn kinh đúng độ tuổi?
1. Duy trì thái độ tốt: Dù ở lứa tuổi nào, phụ nữ cũng cần học cách điều chỉnh tâm lý, duy trì tâm trạng lạc quan, tích cực và giảm bớt áp lực tâm lý.
2. Lối sống lành mạnh: Duy trì lịch trình làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, ngủ đủ giấc, ăn uống hợp lý và vận động vừa phải sẽ giúp trì hoãn lão hóa.
3. Bổ sung estrogen: Theo lời khuyên của bác sĩ, bổ sung estrogen với lượng thích hợp có thể giúp giảm các triệu chứng mãn kinh và trì hoãn lão hóa.
4. Tương tác xã hội: Tích cực tham gia các hoạt động xã hội và duy trì giao tiếp tốt với người thân, bạn bè có thể giúp giảm căng thẳng tâm lý và trì hoãn lão hóa.
5. Bổ sung thích hợp các chất chống oxy hóa như astaxanthin: Trong số các chất chống oxy hóa được biết đến hiện nay, astaxanthin là chất chống oxy hóa mạnh nhất, khả năng chống oxy hóa gấp 550 lần vitamin E và 6.000 lần so với vitamin C. Nó được mệnh danh là siêu chất chống oxy hóa, có thể loại bỏ các gốc tự do oxy hóa quá mức trong cơ thể và đạt được hiệu quả chống lại stress oxy hóa.