Lựu có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Loại quả này được biết đến là nguồn giàu chất chống oxy hóa và nhiều chất xơ, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và chống lại các bệnh tật, chẳng hạn như bệnh tim và thậm chí một số loại ung thư.
Lựu là loại quả tròn, rộ mùa từ tháng 9 đến tháng 1 hàng năm. Chúng có nguồn gốc từ châu Phi và được cho là đến từ các quốc gia dọc theo bán đảo Ả Rập. Đặc tính chữa bệnh của quả lựu đã được khai thác trong suốt lịch sử, có niên đại hàng ngàn năm.
Khi ăn quả lựu, bạn sẽ mở lớp vỏ dày và cứng để thấy bên trong chứa đầy những hạt màu đỏ, mọng nước. Những hạt lựu này giòn, mọng nước, hơi chua và cực kỳ thơm ngon. Hạt lựu cũng khá tốt cho bạn nhờ một số chất dinh dưỡng và lợi ích ấn tượng cho sức khỏe.
Quả lựu tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).
Dinh dưỡng trong quả lựu:
Lựu là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời, đặc biệt là chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin B và các khoáng chất chọn lọc. Trong một cốc lựu có:
Lượng calo: 145
Tổng chất béo: 2,05 gram (g)
Chất đạm: 2,92 g
Tổng lượng carbohydrate: 32,7 g
Chất xơ: 7 g
Đường: 23,9 g
Vitamin C: 17,8 mg
Vitamin K: 28,7 mcg
Folate (Vitamin B9): 66,5 mcg
Kali: 413 mg
Đồng: 0,28 mg
Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa
Trái cây nói chung là nguồn giàu chất chống oxy hóa và lựu là một ví dụ điển hình. Có một số chất chống oxy hóa khác nhau được tìm thấy trong quả lựu, chẳng hạn như vitamin C, hoạt động như chất chống oxy hóa, cũng như anthocyanin, một hợp chất thực vật cũng mang lại cho quả lựu màu sắc rực rỡ.
Roxana Ehsani, chuyên gia dinh dưỡng thể thao có trụ sở tại Miami cho biết: "Có 700 mg chất chống oxy hóa polyphenol trong mỗi khẩu phần nước ép lựu". Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng nước ép lựu thậm chí còn có khả năng chống oxy hóa cao hơn rượu vang đỏ, nước ép nho hoặc trà xanh nói chung.
Lexi Moriarty, chuyên gia dinh dưỡng thể thao ở Westfield, New Jersey, cho biết chất chống oxy hóa nên được nạp đầy đủ vì những hợp chất này giúp chống lại các gốc tự do, giảm tổn thương tế bào và chống lại bệnh tật. Cô cho biết thêm, ngoài khả năng giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư và bệnh tim, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như lựu cũng có thể góp phần tăng cường sức khỏe của da, não và mắt.
Nước ép lựu được nhiều phụ nữ yêu thích vì vừa ngon vừa bổ. Ảnh mình họa
2. Lựu là nguồn cung cấp chất xơ và polyphenol tốt cho đường ruột
Chất xơ là một trong những chất dinh dưỡng mạnh nhất được tìm thấy trong quả lựu. Mỗi cốc cung cấp 7 g, đáp ứng khá nhiều nhu cầu chất xơ hàng ngày của người trưởng thành trung bình (khoảng 25 g mỗi ngày đối với phụ nữ và 38 g mỗi ngày đối với nam giới, theo Viện Dinh dưỡng và Ăn uống).
Ehsani nói, hầu hết người Mỹ không ăn đủ lượng chất xơ được khuyến nghị mỗi ngày, trong khi đây là chất dinh dưỡng thiết yếu có liên quan đến sức khỏe tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, ăn nửa cốc hạt lựu chứa gần 4 g chất xơ rất tốt cho cơ thể.
Hàm lượng chất xơ ấn tượng không phải là lý do duy nhất để bạn ăn nhiều lựu hơn. Trái cây này cũng là một nguồn cung cấp polyphenol dồi dào, có thể hoạt động như prebiotic nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt. Các vi khuẩn có lợi trong ruột có thể hấp thụ polyphenol trong quả lựu, giúp cải thiện niêm mạc ruột và giảm tình trạng viêm nhiễm gây bệnh. Khi số lượng vi khuẩn có lợi tăng lên thì số lượng vi khuẩn có hại càng giảm đi.
3. Lựu có thể hỗ trợ một trái tim khỏe mạnh
Một số người nói rằng một số loại thực phẩm giống với các cơ quan có chức năng hỗ trợ. Ví dụ, quả óc chó có lợi cho sức khỏe não bộ và có vẻ ngoài hơi giống bộ não con người. Tương tự, quả lựu, có hình dáng giống trái tim, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Lựu được đánh giá là một trong những loại trái cây bảo vệ tim mạch hàng đầu trong một bài đánh giá năm 2021. Quả có thể làm tăng cholesterol HDL tốt đồng thời giảm mức cholesterol LDL xấu cũng như giảm huyết áp, theo trích dẫn một đánh giá năm 2023. Uống nước ép lựu cũng có thể cải thiện lưu lượng máu và giảm đau thắt ngực.
Nó cũng được cho là cải thiện sức khỏe động mạch bằng cách ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám. Nghiên cứu cho thấy quả lựu cũng có thể giúp đảo ngược tình trạng thu hẹp động mạch được gọi là xơ vữa động mạch.
Cindy Chou, một chuyên gia dinh dưỡng ở Santa Monica, California, cho biết vì lựu có liên quan đến việc cải thiện một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim nên loại quả này có thể làm giảm nguy cơ mắc một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Lựu cũng có thể chống viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
4. Lựu có thể tăng cường hiệu suất thể thao
Nước ép lựu có thể hỗ trợ hiệu suất thể thao và giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau khi tập thể dục. Nó cũng có thể giúp cải thiện khả dụng sinh học của oxit nitric, giúp cơ thể bạn nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để tập thể dục.
5. Lựu có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu
Các nghiên cứu ở cả động vật và con người đã chỉ ra rằng lựu có thể cải thiện lượng đường trong máu lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường. Quả cũng có thể làm giảm huyết sắc tố A1C, thước đo kiểm soát lượng đường trong máu sau ba tháng.
Lựu có tác dụng phụ không?
Theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia, việc ăn hạt lựu và uống nước ép lựu là an toàn. Tác dụng phụ khó xảy ra nhưng một số có thể bị dị ứng hoặc khó chịu về tiêu hóa.
Nếu bạn nhạy cảm với fructan, một loại carbohydrate, bạn có nhiều khả năng gặp phải các tác dụng phụ về tiêu hóa từ quả lựu như đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Điều này thường xảy ra nếu ai đó ăn quá nhiều lựu.
Những người đang dùng một số loại thuốc cũng nên kiểm tra với bác sĩ để đảm bảo rằng chúng không có phản ứng quả lựu. Lựu có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc làm loãng máu, vì vậy tốt nhất bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi ăn.