Sai lầm khi sơ cứu bỏng của cha khiến con trai 4 tuổi bị ngộ độc đến mức nhập viện

Ngày 27/06/2019 00:08 AM (GMT+7)

Nhiều người dùng biện pháp dân gian để trị bỏng, những biện pháp này không những không có hiệu quả còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vào lúc 10 giờ tối ngày 13/6, quận Phụng Hiền, thành phố Thượng Hải. Cậu bé 4 tuổi tên Tiểu Đồng đói bụng, nhìn thấy bát mì sợi mà mẹ vừa nấu chín, cậu bé lao đến. Nhưng bất ngờ tai nạn xảy ra, bát mì nóng hầm hập đã bị Tiểu Đồng đụng phải, bắn tung tóe và đổ trực tiếp vào ngực, tay của cậu bé. Tiểu Đồng không ngừng khóc vì đau đớn, bề mặt vết bỏng vừa đỏ vừa sưng.

Sai lầm khi sơ cứu bỏng của cha khiến con trai 4 tuổi bị ngộ độc đến mức nhập viện - 1

Thấy con trai bị bỏng, người cha liền nghĩ đến phương pháp chữa bỏng dân gian.

Bố Tiểu Đồng sau khi nhìn thấy rất lo lắng, đột nhiên anh nghĩ đến một phương pháp dân gian trị bỏng của người Phúc Kiến vô cùng tốt, đó là dùng rượu trắng đắp lên vùng bị bỏng có thể giúp tiêu sưng, giảm đau, phòng ngừa phồng rộp. Do đó, bố Tiểu Đồng đã lấy chai rượu trắng có sẵn trong nhà, tự ý trị bỏng cho cậu con trai. Mẹ Tiểu Đồng cởi áo của cậu bé, bố thì mở chai rượu và đổ lên phần da bị bỏng. Tiểu Đồng đang la hét vì đau đớn, dần dần ngừng khóc, giữa đêm cậu bé bắt đầu chìm vào giấc ngủ.

Trời sáng, Tiểu Đồng vẫn còn ngủ, bình thường giờ này cậu bé đã thức dậy, lay gọi thế nào cũng không tỉnh, đột nhiên cha mẹ Tiểu Đồng có cảm giác bất an nên đã nhanh chóng đưa cậu bé đến Bệnh viện nhân dân Thượng Hải. Bác sĩ Khoa cấp cứu nghe cha mẹ của Tiểu Đồng mô tả, bước đầu chẩn đoán cậu bé bị “ngộ độc rượu cấp tính”, lập tức đưa ra phương pháp điều trị, tuy nhiên Tiểu Đồng vẫn không tỉnh dậy, còn nôn ói liên tục.

Sai lầm khi sơ cứu bỏng của cha khiến con trai 4 tuổi bị ngộ độc đến mức nhập viện - 2

Phương pháp dân gian là dùng rượu chữa bỏng, không ngờ khiến đữa trẻ bị hôn mê phải cấp cứu

Bác sĩ Khoa cấp cứu cho biết, Tiểu Đồng bị ngộ độc rượu lượng lớn, bệnh tình rất nghiêm trọng, cần phải chuyển đến bệnh viện cấp cao. Rất nhanh chóng, Tiểu Đồng được chuyển đến Bệnh viện Nhi Thượng Hải. Bác sĩ Nhi khoa Hoàng Ca đã kiểm tra phát hiện Tiểu Đồng đã hôn mê bất tỉnh, hai bên đồng tử phản xạ ánh sáng kém, sau đó cậu bé được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).

Kết quả bác sĩ chẩn đoán Tiểu Đồng bị ngộ độc rượu cấp tính, phù não cấp tính, bỏng độ hai, nhiễm toan chuyển hóa. Tiểu Đồng tình trạng tương đối kém, bác sĩ đã thông báo cho bố mẹ Tiểu biết bệnh tình nghiêm trọng, cần phải theo dõi ECG. Các nhân viên y tế đã truyền dịch mannitol, làm giảm áp lực nội sọ…

Nồng độ cồn trong máu của Tiểu Đồng lên tới 3,79mg/ml (thường là 0,2-0,8mg / ml). Để trục xuất một lượng lớn rượu trong cơ thể đứa trẻ, bác sĩ ICU đã sử dụng thiết bị chạy thận nhân tạo tĩnh mạch liên tục (CVVHDF).

Bác sĩ Hoàng Ca khuyên mọi người cần phải nắm vững những kiến thức về bỏng, nhưng không nên tự ý dùng các biện pháp chữa bỏng dân gian như dùng rượu, bôi kem đánh răng, nước tương, mỡ lợn,… Những biện pháp này sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của vết thương, ngoài ra còn có thể khiến trẻ bị mất mạng.

Có 4 nguyên tắc sơ cứu khi bị bỏng

Nguyên tắc 1: Dội nước

Đối với vết bỏng nông, nên rửa nước lạnh ngay lập tức. Rửa vết thương dưới vòi nước lạnh với mục đích làm giảm nhanh sức nóng của bề mặt da. Để đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương ở khu vực bị ảnh hưởng.

Nguyên tắc 2: Cởi bỏ quần áo

Nếu có quần áo ở bên ngoài vết thương và dính vào vết thương, nhất định phải nhớ sau khi ngâm vết bỏng vào nước lạnh vài phút. Sau đó cẩn thận cởi bỏ quần áo, có thể dùng kéo để cắt quấn áo, hoặc tạm thời giữ lại phần dính, ngâm nước lạnh một lúc để quần áo tách ra khỏi vết thương, sau đó mới tiến hành xử lý vết thương. Cố gắng tránh làm vỡ vết phồng rộp ở vùng bị ảnh hưởng.

Nguyên tắc 3: Ngâm

Thường khi bị bỏng, vì vùng da tổn thương ở nhiệt độ cao có thể gây đau cho bệnh nhân. Để giảm đau cho bệnh nhân, ngâm vết bỏng trong nước lạnh. Chúng ta có thể thêm vài viên đá lạnh vào nước để tăng khả năng giảm nhiệt độ ở vết bỏng. Vết thương nên ngâm nước trong 15 ~ 30 phút.

Nguyên tắc 4: Che đậy

Bước cuối cùng là bao phủ khu vực bị ảnh hưởng. Mục đích của việc che (bọc) khu vực bị bỏng là cách ly môi trường bị ảnh hưởng với môi trường bên ngoài để tránh nhiễm vi khuẩn bên ngoài. Tuy nhiên, các vật dụng để che (bọc) khu vực bị ảnh hưởng phải được giữ sạch sẽ, như vải bông sạch hoặc gạc y tế.

Cậu bé bỏng khắp miệng sau khi ăn kem chanh, nguyên nhân khiến gia đình bất ngờ
Một người mẹ đã đưa ra lời cảnh báo với các bậc phụ huynh về việc ăn kem chanh khi đi ngoài trời nắng đã khiến con trai cô bị bỏng khá nặng.
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác