Sáng 2/8, Bộ Y tế cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.201 ca nhiễm mới COVID-19 với 03 ca nhập cảnh và 3.198 ca ghi nhận trong nước (976 ca trong cộng đồng).
Thông tin các ca mắc mới:
Tính từ 18h30 ngày 01/8 đến 6h ngày 02/8 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.201 ca nhiễm mới, trong đó 03 ca nhập cảnh và 3.198 ca ghi nhận trong nước tại: TP. Hồ Chí Minh (1.997), Bình Dương (496), Đồng Nai (189), Cần Thơ (119), Tiền Giang (79), Đà Nẵng (76), Vĩnh Long (50), Hà Nội (46), Bình Thuận (46), An Giang (17), Kiên Giang (17), Bình Định (14), Ninh Bình (13), Đồng Tháp (11), Đắk Nông (10), Nghệ An (8 ), Thanh Hóa (4), Hà Tĩnh (3), Lâm Đồng (2), Gia Lai (1).
Biểu đồ ca mắc COVID-19 đến sáng 2/8
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Tính đến sáng ngày 02/8, Việt Nam có 157.507 ca nhiễm trong đó có 2.265 ca nhập cảnh và 155.242 ca mắc trong nước. Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 153.672, trong đó có 40.383 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 04/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn.
Có 09 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 43.157 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 432 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 6.213.144 mẫu cho 17.535.773 lượt người.
Hoạt động của ngành Y trong ngày qua:
Trong ngày 1/8 có 209.156 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 6.415.219 liều, trong đó: |
Để tăng cường nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị huy động sự tham gia của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Sự chung tay, góp sức của y tế tư nhân sẽ giúp cho nhiều người bệnh COVID-19 được điều trị hồi sức.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá nguy cơ dịch của Tây Ninh là rất cao, nếu địa phương không khẩn trương thì hậu quả sẽ rất khó lường. Hiện nay số ca nhiễm trên địa bàn Tây Ninh cao (hiện đang điều trị 1.556 ca) , việc quá tải tại các cơ sở điều trị và khả năng tiếp nhận các trường hợp bệnh nặng rất hạn chế, cần sự chi viện, hỗ trợ chuyên môn từ Bộ Y tế.
GS,TS Trần Văn Thuấn giao nhiệm vụ cho Viện Pasteur TP HCM hỗ trợ tỉnh nâng công suất xét nghiệm lên khoảng 3.000-5.000 mẫu. Cần có chiến lược xét nghiệm phù hợp với từng khu vực.
Tăng cường kiểm soát khu cách ly hạn chế tối đa lây nhiễm chéo và cho thí điểm cách ly tại nhà
Tây Ninh hiện đang có 168 doanh nghiệp/42.880 lao động thực hiện 3 tại chỗ, tuy nhiên đã ghi nhận 15 doanh nghiệp có ca nhiễm COVID-19. Việc lây nhiễm trong các doanh nghiệp ở KCN đang diễn biến phức tạp.
Trước tình hình này, GS.TS Trần Văn Thuấn đề nghị: Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất 3 tại chỗ, xét nghiệm định kỳ cho công nhân, tối thiểu phải đạt 20% công nhân tham gia sản xuất.
Đồng thời, Tây Ninh nhanh chóng, khẩn trương thiết lập tối thiểu 300 giường điều trị hồi sức tích cực.