Sau khi sinh luôn có suy nghĩ muốn ném con, tôi phải làm thế nào?

Ngày 31/07/2019 14:10 PM (GMT+7)

Không ít phụ nữ sau khi sinh con phải đối mặt với tình trạng trầm cảm, dẫn tới những ý nghĩ tiêu cực như hại con và tự hại chính bản thân. Vậy phải làm sao để chấm dứt những suy nghĩ có hại này tránh tổn thương tới con trẻ và bản thân.

Để hiểu hơn về căn bệnh trầm cảm khi mang bầu và sau sinh, 2 chuyên gia hàng đầu về tâm lý và trầm cảm là TS. BS Trần Thị Hồng Thu (Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương) và Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất (Giám đốc Trung tâm tư vấn tâm lý An Việt Sơn) sẽ giúp độc giả giải đáp thắc mắc. 

Sau khi sinh luôn có suy nghĩ muốn ném con, tôi phải làm thế nào? - 1
Nguyễn Thị Hiền (***nghien133@gmail.com)

Chào bác sĩ! Tôi năm nay 30 tuổi, đã có 2 con 1 trai, 1 gái. Cách đây 7 năm tôi sinh mổ con trai đầu có hiện tượng mệt mỏi, đôi lúc nhìn con nằm mà lấy tay bịt miệng, bịt mũi nó lại, và cảm thấy thích thú. Đôi lúc chỉ muốn ôm con tự tử. Tôi có tìm hiểu là bệnh trầm cảm và đã cố gắng khắc phục như thoát ra đi làm vì lúc đó tôi ở nhà chồng, sinh bé xong chỉ ở nhà với bé và gia đình chồng. Khi bé được hơn năm thì tôi cảm thấy bình thường trở lại.

Bây giờ tôi sinh bé thứ 2 được 7 tháng. Tôi cảm thấy người mệt mỏi, chán nản, đôi lúc buồn rất vô cớ, khóc cũng không có lý do. Nhiều lúc chỉ muốn ôm con ném thật mạnh ra xa, điều này chỉ nghĩ thôi cũng đã cảm thấy rất thích. Tôi nghĩ mình đã bị trầm cảm trở lại, nhưng ban đầu tôi nói với chồng và gia đình thì không ai tin cháu.

Sau khi sinh luôn có suy nghĩ muốn ném con, tôi phải làm thế nào? - 2

Hiện nay tôi đã đi làm, nên thời gian ở với bé ít hơn, nhà có bà ngoại trông giúp, tôi cũng ít có suy nghĩ ném con đi nữa, nhưng vẫn còn tồn tại cảm giác buồn và đôi lúc ngồi khóc vô cớ. Theo bác sĩ tôi phải làm sao, tôi sợ cảm giác muốn ném con sẽ quay trở lại bất cứ lúc nào.

Sau khi sinh luôn có suy nghĩ muốn ném con, tôi phải làm thế nào? - 3
Nhà NC tâm lý Nguyễn An Chất

Đọc thư của bạn, tôi cũng có một chút áy náy, một chút trăn trở vì bạn yêu con không ai bằng. Từ những nhận định trên đã cho bạn thấy rất rõ là bạn đánh con, ném con,... chỉ là cách ứng xử vội vàng. Trong ngành tâm lý chúng tôi gọi đây là do một áp lực quá mạnh làm chấn động tâm lý bạn.

Nó chuyển sang một dạng tâm lý khác, và dạng tâm lý này nó sẽ làm mất tất cả những cảm xúc bạn. Nó chỉ ở lại trong bản thân bạn ở thời điểm đấy - là bản năng của con người. Mà bản năng của con người là làm mà không có lý trí, mà làm mà không có lý trí thể hiện rõ ở điểm lúc nào cũng muốn thắng - kể cả con và chồng bạn. Nhưng vì bạn là người cho nên sau những giây phút đó, bạn lại tỉnh lại, không phải là bản năng nữa mà có một tư duy đặc trưng của con người - biết suy xét, cân nhắc, biết quyết định những cái đúng mà biết ứng xử với những người đối diện. Cho nên lúc đó bạn thấy rằng mình rất đau và lo nghĩ. Trong đầu bạn chắc chắn sẽ luôn luôn hiện lên: "Tại sao mình lại đối xử với con như vậy?", "tại sao mình lại đối xử với một người mình yêu thương nhất như vậy".

Bạn hãy làm chủ bạn hơn nữa, nhìn nhận những hành vi và tư duy tích cực hơn nữa. Trước khi đưa ra một quyết định, bạn phải suy nghĩ là quyết định đó và thực hiện quyết định đó có khiến mình thanh thản hay không, mình có vui vẻ sau đấy hay không, đến bữa cơm có ăn ngon không, đến giấc ngủ có ngủ ngon không?

Những tư duy và hành vi của bạn rất dễ thay đổi, rất dễ khắc phục, rất dễ có thể ứng xử khác với con. Nếu luôn luôn có tư duy đánh mắng con thì ta đau hơn con rất nhiều lần thì bạn có thể dần dần vượt qua được. 

Sau khi sinh luôn có suy nghĩ muốn ném con, tôi phải làm thế nào? - 1
Lý Ngọc (***goc216@gmail.com)

Thưa bác sĩ, cháu muốn nhờ bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu sinh em bé thứ 2 được 6,5 tháng. Trước đây tình cảm giữa cháu và bố mẹ chồng đã không được hòa thuận, từ khi em bé được 3 tháng thì công việc của chồng ngày càng bận đi làm. Cháu không có người chia sẻ và chăm sóc con cùng. Cháu thường xuyên cáu gắt với chồng và luôn sợ hãi bị bố mẹ chồng nói xấu đổ tội cho cháu.

Những lúc căng thẳng cháu thường bị ngất xỉu. Bình thường cháu vẫn có thể kiểm soát được bản thân nhưng lúc căng thẳng và ức chế cháu không kiểm soát được hành động và lời nói của mình và liên tục nghĩ đến việc tìm đến cái chết. Hiện nay cháu đọc được rất nhiều thông tin về trầm cảm sau sinh và những tác hại của nó cháu rất sợ. Mong bác sĩ giúp cháu, cháu rất sợ cháu bị trầm cảm!

Sau khi sinh luôn có suy nghĩ muốn ném con, tôi phải làm thế nào? - 5
TS.BS Trần Thị Hồng Thu

Nếu bạn bị ngất xỉu thì đây là dạng rối loạn liên quan đến nhân cách yếu, cộng với chấn thương tâm lý. Bênh này là một rối loạn phân ly. Tỷ lệ bệnh gặp ở 0.3 đến 0.5 % dân số. Nữ gặp nhiều hơn nam gấp 10 lần. Rối loạn phân ly xuất hiện như một cơ chế tự phòng vệ nhằm bảo vệ thần kinh khỏi những sang chấn tâm lý trong một nỗ lực nhằm giảm bớt cảm nhận khó chịu về lo âu và bất lực. Vì vậy triệu chứng của rối loạn này thường rất đột ngột, liên quan trực tiếp tới sang chấn tâm lý.

Vì nguyên nhân tâm lý nên điều trị chủ yếu bằng liệu pháp tâm lý. Kiên trì rèn luyện tính cách, biết thương yêu chia sẻ, đương đầu với khó khăn. Phải đặt ra các mối quan tâm khác ngoài chồng và gia đình chồng để mình cảm thấy thoải mái hơn...

Sau khi sinh luôn có suy nghĩ muốn ném con, tôi phải làm thế nào? - 1
Phí Huyền Linh (***hihuyenlinh@gmail.com)

Năm nay tôi 35 tuổi. Hiện đang có bầu được 9 tuần thai. Tôi đã có một con gái đầu lòng sinh năm 2007. Khi tôi sinh cháu đầu huyết áp đã cao ở những tháng cuối và lên bàn đẻ là 180/120 phải mổ chỉ định. Nay tôi có bầu cháu thứ 2 huyết áp cũng thường xuyên cao 150/110. Tôi cũng đã có tiền sử mắc bệnh trầm cảm vào năm 2009 và không điều khiển cũng như khống chế được các hành động và suy nghĩ từ hoang tưởng đến trầm cảm.

Tôi đã điều trị và chữa khỏi bệnh nhưng đến cuối năm 2012 do công việc và các mối quan hệ xã hội phức tạp tôi bị khủng hoảng tinh thần và bị lại bệnh. Được các bác sỹ điều trị tôi tiếp tục khỏi bệnh và còn hoàn thành luận án Tiến sĩ thành công vào 2015. Hiện tôi đang có bầu nhưng mấy tháng đầu nên ốm nghén và rất mệt mỏi. Tôi cũng đang rất lo lắng không biết tôi có bị mắc lại bệnh trầm cảm hay không? Vì thực sự sức khỏe tôi không được khỏe và huyết áp luôn thất thường. Mong các bác sĩ và các nhà tâm lý cho lời khuyên tốt nhất.

Sau khi sinh luôn có suy nghĩ muốn ném con, tôi phải làm thế nào? - 7

Sau khi sinh luôn có suy nghĩ muốn ném con, tôi phải làm thế nào? - 5
TS.BS Trần Thị Hồng Thu

Lời khuyên cho bạn là nên đến ngay BV tâm thần để được theo dõi lâu dài vì bạn có tiền sử bệnh lý trầm cảm quá lâu, kéo dài và tái phát nhiều lần. Nên duy trì thuốc uống trầm cảm đều đặn để ngăn ngừa các giai đoạn tái phát của bệnh. Bệnh trầm cảm thường gặp nên đừng ngần ngại để mình được điều trị chăm sóc đúng cách theo đúng chất lượng sống của mình. tinh thần của mình có thoải mái thì mình làm việc mới hiệu quả, và thể chất mới tốt được.

Vì chính huyết áp của bạn trước đây thất thường là không thể loại trừ yếu tố tinh thần, vì thể chất và tinh thần liên quan mật thiết với nhau (chẳng hạn khi tức giận thì mặt đỏ, mạch nhanh,huyết áp tăng). Nên tránh những kích động về tâm lý, tạo tâm lý thoải mái cho mình, tự tạo cho mình hướng suy nghĩ lạc quan... đặc biệt là giai đoạn mang bầu. Từ lúc này trở đi, tôi tin là bạn sẽ không còn phải chịu đựng những căn bệnh như trước đây nữa...

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Trầm cảm là căn bệnh do rối loạn não bộ gây nên, là bệnh phổ biến hàng đầu trên thế giới. Cần phải hiểu được nguyên nhân, biểu hiện của bệnh trầm cảm...
PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trầm cảm sau sinh