Chàng trai trẻ nhập viện khi thấy cơ thể nổi ban đỏ, miệng lở loét và nhận được thông báo bị mắc bệnh giang mai.
Bác sĩ Liu Xiaoke, Khoa Da liễu, Bệnh viện Đại học Y liên kết Bắc Kinh đã chia sẻ một trường hợp mắc bệnh lây qua đường tình dục trên tờ Tin tức Sức khỏe. Bệnh nhân là một nam thanh niên trẻ bị đau họng, loét miệng và nổi mẩn đỏ trên người. Sau khi kiểm tra, bác sĩ Liu nhận định chàng trai trẻ bị mắc bệnh giang mai – một bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Khi biết điều này chàng trai rất sốc và khẳng định bản thân chưa từng quan hệ với ai. Tuy nhiên anh nhớ lại câu chuyện xảy ra từ 2 tháng trước. Chàng trai trẻ là nam sinh viên chưa từng có kinh nghiệm tình yêu, khoảng 2 tháng trước anh đã hôn một nữ sinh. Theo lời kể của nam bệnh nhân thì nữ sinh viên này nổi tiếng là có đời sống tình dục khá cởi mở.
Sau khi hôn nữ sinh, chàng trai trẻ đã vô tình mắc phải bệnh giang mai. (Ảnh minh họa)
Kể từ sau nụ hôn đó, một thời gian ngắn sau nam sinh viên thấy những biểu hiện lạ trên người. Bác sĩ Liu nghe xong nghi ngờ có thể nữ sinh bị mắc bệnh giang mai, do cả hai hôn quá mãnh liệt đã gây chảy máu niêm mạc miệng, khiến vi khuẩn giang mai có cơ hội xâm nhập vào máu. Sau 3 tuần điều trị, các bệnh lây truyền qua đường tình dục của nam sinh đã cải thiện hơn.
Bác sĩ Liu giải thích bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây truyền qua hôn. Bệnh giang mai được chia thành ba giai đoạn:
Giai đoạn 1 diễn ra khoảng vài tuần sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, có một vết loét ở nơi vi khuẩn vào cơ thể. Vết lở loét này thường xảy ra ở bộ phận sinh dục, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở miệng hoặc trực tràng (hậu môn) nếu các bộ phận này cũng có liên quan đến hoạt động tình dục với người bị nhiễm bệnh.
Giai đoạn 2: Cơ thể sẽ nổi phát ban và có các triệu chứng khó chịu tương tự như cúm gồm: sốt, nhức đầu, đau khớp, mất cảm giác ngon miệng, nổi ban, đau họng, mệt mỏi,… Nếu không được điều trị, các triệu chứng trên có thể tự biến mất.
Những vết phát ban đỏ nổi trên da là biểu hiện của bệnh giang mai.
Giai đoạn 3: Sau một vài năm, nó xâm nhập vào não, tim và xương và phá hủy các bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người.
Tuy nhiên, bác sĩ Liu cũng nhắc nhở rằng cũng có một bệnh giang mai tiềm ẩn, không có dấu hiệu phát bệnh sau khi bị nhiễm trùng và bước vào giai đoạn thứ ba trực tiếp sau vài năm.
Làm sao để biết bản thân có mắc bệnh giang mai sau khi hôn?
Bác sĩ Liu cho biết nếu bạn có vết loét ở môi vài tuần sau khi hôn và sau vài tháng nổi phát ban trên cơ thể, bạn nên tới bệnh viện kiểm tra. "Bác sĩ có thể cho bạn khám sàng lọc AIDS. Đừng hiểu sai ý tôi, điều này là dành cho bạn, vì bệnh nhân AIDS có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao hơn 70 lần so với người bình thường. Ngoài ra, cần lưu ý rằng triệu chứng của mỗi bệnh nhân giang mai không hoàn toàn giống nhau. Một số người có thể bị phát ban lâu mà không bị loét, một số người bị phát ban và một số người bị phát ban nhỏ.", bác sĩ Liu nói.
Bác sĩ Liu chỉ ra thêm rằng giai đoạn thứ nhất và thứ hai của bệnh giang mai chỉ có thể thay đổi ở môi. "Bệnh giang mai ở giai đoạn đầu chỉ giới hạn ở một số vết loét sâu và nông độc lập."
Trên thực tế, không chỉ có bệnh giang mai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục như mụn cóc ở bộ phận sinh dục, mụn rộp sinh dục, bệnh lậu cũng có thể lây qua hôn, nhưng có rất ít báo cáo về các trường hợp này. Tuy nhiên, bác sĩ Liu cũng nhấn mạnh rằng mặc dù hôn có thể lây lan các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng vẫn khó xảy ra.
"Đầu tiên, đối tượng hôn là một bệnh nhân mắc bệnh lây qua đường tình dục. Thứ hai, cách hôn cũng rất quan trọng. Nếu có tổn thương niêm mạc trong quá trình hôn, khả năng bị nhiễm bệnh sẽ tăng lên rất nhiều.", bác sĩ Liu nói.