Theo chồng sang Mỹ, cô gái gốc Sài Gòn bất ngờ phát hiện bí mật động trời sau khi vùng nhạy cảm xuất hiện dấu hiệu lạ

DIỆU THUẦN - Ngày 19/06/2023 18:40 PM (GMT+7)

Sau khi sinh con trai, chị Thúy Hà phát hiện mắc bệnh giang mai, cùng lúc đó, chị nhận ra người chồng mà mình tin tưởng đã làm những việc không thể tha thứ.

Phát hiện sự thật sốc sau 2 năm sống cùng người chồng ngoại hơn 20 tuổi

Chị Thúy Hà (30 tuổi), hiện sống cùng người chồng hơn 20 tuổi ở Mỹ được 2 năm. Chị và chồng quen nhau trên mạng xã hội khi anh giới thiệu là người Mỹ, từng ly hôn vợ, đang làm công việc tự do, chưa có nhà riêng, tài chính còn khó khăn. Lúc đó, chị nghĩ, kinh tế bố mẹ chị khá giả, có thêm phòng trọ cho thuê, chị lại đang làm kế toán cho công ty nước ngoài thì tài chính không phải là vấn đề. Quan trọng, chồng tương lai của chị là người thật thà, luôn yêu thương, quan tâm đến gia đình.

Dù cha mẹ phản đối nhưng chị Thúy An vẫn muốn lấy người chồng Mỹ hơn 20 tuổi. Ảnh minh họa.

Dù cha mẹ phản đối nhưng chị Thúy An vẫn muốn lấy người chồng Mỹ hơn 20 tuổi. Ảnh minh họa.

Quen nhau được 5 tháng, anh đến TP.HCM gặp chị. Dù không bằng lòng con rể tương lai đã nhiều tuổi, bố mẹ chị không thể làm khác. Khi chị mang thai ở tháng thứ 5, hai người làm đám cưới ở Việt Nam rồi sang Mỹ định cư cho đến nay. Chị Hà cho biết, dù ở quê chồng nhưng chị không cô đơn vì luôn được anh động viên, chăm sóc. Nhờ vậy, chị sinh con khỏe mạnh, nhanh chóng lấy lại sức khỏe và vóc dáng.

Tuy nhiên, khi sinh con trai được 5 tháng, miệng và bộ phận sinh dục của chị bắt đầu xuất hiện những vết loét, kèm triệu chứng sốt, rụng tóc nhiều và mệt mỏi… Ban đầu, chị Thúy Hà tưởng do mới sinh và chăm con nhỏ cùng cơ địa dị ứng thuốc của mình gây nên.

Cho đến khi các triệu chứng ngày càng rõ, chị Thúy Hà mới đi khám, làm các xét nghiệm và nhận kết quả mắc giang mai. Vị bác sĩ khuyến cáo, bệnh của chị có thể điều trị khỏi nhưng do phát hiện khi đang ở giai đoạn muộn nên phải mất nhiều thời gian, chi phí hơn. “Tôi chỉ quan hệ với chồng, sao có thể mắc bệnh này”, chị Thúy Hà thắc mắc với bác sĩ khám cho mình.

Khi được bác sĩ chia sẻ các nguyên nhân có thể mắc bệnh, chị Thúy Hà mới đặt nghi vấn, liệu chồng mình có quan hệ với người khác? Vì anh không thừa nhận, ngược lại còn bày tỏ sự ngờ vực vợ ngoại tình, chị Hà phải bí mật điều tra thì biết được, thời gian chị mang thai và sinh con, anh có qua lại với 3 người phụ nữ. Trong 3 người này, có 2 người anh quan hệ với mỗi người 2 lần. Người còn lại, anh quen trước khi đến với chị, sau đó chia tay. Đến khi chị mang thai, vì không được vợ đáp ứng nhu cầu, anh tìm đến bạn gái cũ. Căn bệnh giang mai anh đang mắc cũng lây từ người này. “May mắn, con trai tôi không bị lây bệnh từ cha mẹ”, chị Thúy Hà chia sẻ.

Chị cho biết, hiện anh đã chia tay với bạn gái cũ, hứa sẽ thay đổi, cùng chị xây dựng gia đình, nuôi dạy con. Tuy nhiên, bản thân chị không còn tin tưởng, luôn ghê tởm khi ở bên chồng nên chỉ muốn ly hôn, đưa con về lại TP.HCM sống cùng cha mẹ.

Những vết loét giang mai khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Ảnh minh họa.

Những vết loét giang mai khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Ảnh minh họa.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc giang mai

Giang mai là bệnh xã hội phổ biến hiện nay, do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Những người mắc bệnh này ban đầu không có triệu chứng nên có thể vô tình lây bệnh cho người khác. Theo thống kê của  Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2020, cả thế giới có khoảng 7 triệu người mắc giang mai mới và tình trạng này đang có xu hướng tăng lên.

WHO khuyến cáo, những ca bệnh mắc giang mai đang tăng nhanh một cách chóng mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả người lớn và trẻ em. Nó cũng đang là mối đe dọa của toàn thế giới. Nếu bệnh này không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho người mắc, gây tác động lên hệ thần kinh, tim mạch, dẫn tới vô sinh, thai ngoài tử cung, thai chết lưu và tăng nguy cơ mắc HIV. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh trị dứt điểm căn bệnh này.

Theo BS.CKII Đoàn Văn Lợi Em, Trưởng Khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, giang mai là bệnh lây qua đường tình dục không an toàn, đường máu và từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai. Bệnh giang mai diễn tiến mãn tính và có thể không biểu hiện triệu chứng đặc hiệu trong thời gian dài. Ở giai đoạn sớm, đôi khi bệnh chỉ thể hiện bằng một vài vết loét ít, không đau.

Theo các bác sĩ, yêu chung thủy là một trong những cách ngừa mắc bệnh giang mai. Ảnh minh họa.

Theo các bác sĩ, yêu chung thủy là một trong những cách ngừa mắc bệnh giang mai. Ảnh minh họa.

Những vết loét nằm ở các vị trí khó quan sát như vùng hậu môn có thể khiến người bệnh bị bỏ sót, dẫn đến không đi khám và điều trị kịp thời, sau 4-8 tuần bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng, lúc này ban sẽ xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như miệng, lòng bàn tay…

Bác sĩ Lợi Em cho rằng, các vết loét giang mai có thể tự lành trong 3-5 ngày kể cả không điều trị. Tuy nhiên, nếu các vết loét này bị bội nhiễm bởi các vi trùng khác sẽ làm bệnh trở nặng, gây nhiều khó khăn cho người mắc.

Bác sĩ Lợi Em khuyến cáo, bất kỳ người có hoạt động tình dục nào cũng có thể mắc bệnh giang mai. Nguy cơ này cao hơn ở những người có nhiều bạn tình, Vì vậy, để phòng tránh lây bệnh giang mai, ai cũng nên có đời sống chăn gối chung thủy. Trong trường hợp quan hệ với nhiều người thì nên trao đổi thẳng thắn về lịch sử quan hệ của bạn tình để có biện pháp bảo vệ mình.

“Tốt nhất, nên sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, nhất là sử dụng bao cao su. Mặc dù bao cao su không bảo vệ 100% khả năng lây nhiễm bệnh giang mai, nhưng nó có thể hạn chế việc lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác”, bác sĩ Lợi Em chia sẻ.  

* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.

Mỗi lần quan hệ với vợ đều lên 9 tầng mây nhưng lại chẳng để lại dấu vết gì, liệu tôi có cơ hội làm bố?
Dù vẫn có cảm giác xuất tinh mỗi khi làm “chuyện ấy”, người đàn ông thấy không có tinh dịch ra ngoài, điều này liệu có ảnh hưởng đến khả năng sinh...

Quan hệ tình dục

Theo DIỆU THUẦN
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh giang mai