Người bị sốt xuất huyết nên ăn gì để có thể mau chóng hồi phục và khỏe lại là điều mà rất nhiều người quan tâm. Hãy tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chế độ ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết các bạn nhé.
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cực kỳ phổ biến do chủng virus có tên Dengue gây ra. Nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh lây nhiễm mạnh là do sự sinh sôi của muỗi mang mầm bệnh. Những người bị mắc sốt xuất huyết cơ thể sẽ bị suy yếu đáng kể, luôn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể, suy giảm lượng tiểu cầu, thậm chí là sốt cao đến rất cao.
Muỗi là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết hàng đầu
Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh hoàn toàn có thể khiến bệnh nhân bị xuất huyết nặng nề, nguy cơ tử vong là rất cao. Vậy nên ngoài các biện pháp điều trị, sốt xuất huyết nên và kiêng ăn gì là điều vô cùng quan trọng, góp phần vào sự hồi phục tích cực của người bệnh.
Sốt xuất huyết nên ăn gì?
1. Bổ sung nước, nước ép trái cây
Những người mắc bệnh sốt xuất huyết thường hay bị mất nước khá nhiều. Vậy nên việc bổ sung đầy đủ nước và điện giải cho cơ thể sẽ giúp tăng khả năng hồi phục của bệnh nhân.
Người bệnh nên uống nước oresol hoặc nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C và K. Các loại nước này sẽ giúp bù lại phần nước và điện giải đã mất khi bị sốt và tăng cường khoáng chất, sức đề kháng cho cơ thể. Một số loại nước trái cây nên dùng: Nước cam, nước dừa, nước chanh, nước nha đam....
Các loại nước ép trái cây tốt cho quá trình hồi phục
Lượng nước cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày được khuyến nghị trong thời kỳ bị sốt xuất huyết:
- Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống: Bổ sung từ 0,5 đến 1 lít nước mỗi ngày
- Trẻ em từ 5 tuổi trở lên: Bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày
- Người lớn: Bổ sung từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày
2. Các loại rau, củ, quả
Một số loại rau như rau bina, bí ngô, cà rốt, cải xoong, cần tây, bông cải xanh và củ cải đường sẽ kích hoạt mức tiểu cầu của bạn và giúp bạn thanh lọc cơ thể. Ngoài ra chúng còn chứa rất nhiều vitamin C và K giúp bảo vệ cơ thể, giảm nguy cơ bị xuất huyết.
Một số loại trái cây khác người bị sốt xuất huyết nên ăn có thể kể đến như các loại trái cây có múi: Chanh, cam, bưởi, kiwi hoặc quýt. Ngoài ra còn các loại trái cây khác như dâu tây, quả mâm xôi, cà chua hoặc nho cũng đem lại đầy đủ các vitamin cần thiết. Từ đó tăng lượng tiểu cầu cho cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch.
Các loại rau củ cung cấp vitamin cải thiện hệ miễn dịch
3. Cháo loãng
Cháo loãng sẽ giúp người bị sốt xuất huyết cảm thấy dễ nuốt, dễ hấp thụ hơn là những loại đồ ăn khác. Hãy thêm vào cháo các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng như trứng gà, thịt bò,... để giúp cơ thể chống lại virus hiệu quả hơn. Đây là món ăn tốt nhất trả lời cho câu hỏi “sốt xuất huyết nên ăn gì” mà bạn cần.
Cháo loãng sẽ giúp người bệnh dễ hấp thụ hơn
4. Lá đu đủ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của lá đu đủ trong điều trị bệnh sốt xuất huyết. Chiết xuất nước ép từ lá đu đủ sẽ giúp kích thích cơ thể sản sinh tiểu cầu chống lại sự sụt giảm do virus Dengue gây ra. Từ đó bệnh tình sẽ thuyên giảm và mau chóng khỏi bệnh. Hãy sử dụng 2 lá đu đủ tươi để chiết xuất nước ép uống mỗi ngày.
Nước lá đu đủ hoàn toàn có lợi cho người bị sốt xuất huyết
5. Trà xanh
Trà xanh là loại thức uống có hàm lượng polyphenol cao, có tác dụng chống oxy hóa vô cùng hiệu quả, rất phù hợp để cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Sử dụng trà xanh đúng cách sẽ giúp tiểu cầu hồi phục trở lại. Tuy nhiên bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ về lượng trà sử dụng nhằm tránh những tác dụng phụ không tốt lên cơ thể.
Trà xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
6. Thực phẩm chứa protein
Các loại thực phẩm được chỉ định nhiều nhất cho người bị sốt xuất huyết đó là những thực phẩm giàu protein và sắt. Đây là những chất dinh dưỡng quan trọng trong việc ngăn ngừa thiếu máu và tăng sự hình thành tiểu cầu. Từ đó ngăn ngừa chảy máu và bị thiếu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết. Do đó, các thực phẩm có thể giúp chống lại sốt xuất huyết chứa protein và sắt bao gồm:
- Các loại thịt nạc như thịt gà, thịt nạc và cá
- Gan
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Trứng
- Đậu, đậu xanh, đậu Hà Lan, các loại đậu nói chung.
- Nước dừa
Thực phẩm chứa protein và sắt có lợi cho bệnh nhân sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm hữu ích mà người bệnh sốt xuất huyết nên ăn, có những loại thực phẩm cần phải kiêng tránh. Bởi chúng có thể khiến gây biến chứng có hại cho cơ thể, từ đó khiến bệnh nhân lâu hồi phục.
1. Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Những loại đồ ăn nhiều dầu mỡ như đồ ăn rán, chiên xào,... có thể khiến người bệnh khó tiêu hóa, cảm thấy đầy bụng khó chịu. Từ đó ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của người bệnh.
2. Đồ ăn cay, nóng
Người bị sốt xuất huyết đặc biệt cần kiêng ăn đồ ăn cay, nóng. Bởi những loại đồ ăn này khiến cơ thể khó hạ sốt, ngoài ra còn khiến dạ dày chịu gánh nặng lớn khi đang mắc bệnh. Bệnh sẽ trở nên nặng hơn, nguy cơ bị xuất huyết dạ dày sẽ cao hơn.
Đồ ăn cay nóng hoàn toàn không có lợi cho người bệnh
3. Đồ ăn có màu sẫm
Những thực phẩm có màu sẫm như cà phê, socola, rượu,... có thể khiến dạ dày dễ bị xuất huyết hơn trong quá trình mắc bệnh. Ngoài ra kiêng ăn các loại đồ ăn sẫm màu này sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng điều trị bệnh hơn, không bị nhầm lẫn khi làm các xét nghiệm.
4. Đồ ăn có đường
Những loại đồ ăn và thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt,... sẽ khiến cơ thể phải hấp thụ một lượng đường lớn. Do vậy, các vi khuẩn trong cơ thể đang gây bệnh sốt xuất huyết có điều kiện sinh sôi và phát triển mạnh hơn do được cung cấp thêm chất dinh dưỡng. Từ đó bệnh nhân sẽ lâu khỏi hơn, càng bị mệt mỏi hơn.
Đồ ngọt có thể khiến bệnh lâu khỏi
5. Đồ ăn chứa gốc Salicylic
Thực phẩm cần tránh trong sốt xuất huyết là những thực phẩm có chứa gốc salicylic. Chúng có thể làm cho máu loãng hơn và làm chậm quá trình đông máu, làm xuất huyết bên trong cơ thể. Những thực phẩm này bao gồm:
- Mận, anh đào, dâu đen, táo, dưa, xuân đào, đào, nho, quýt, chanh, dâu, nho khô.
- Hạnh nhân, quả óc chó
- Khoai tây, dưa chuột, cà chua, quả mơ
- Tiêu, tỏi, hành, gừng.
Những lưu ý với người bệnh bị sốt xuất huyết
Bị sốt xuất huyết nên làm gì?
- Nghỉ ngơi tuyệt đối, không vận động mạnh.
- Không được tắm và đi ra chỗ có gió.
- Ăn uống nhẹ nhàng các loại đồ ăn loãng, tránh ăn đồ ăn rắn, khô.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả, sữa...
- Sử dụng thuốc hạ sốt khi bị sốt cao, chỉ sử dụng paracetamol.
- Mặc quần áo thoáng mát, chườm mát khi bị sốt cao.
- Không được cạo gió, tự truyền dịch tại nhà sẽ gây biến chứng.
- Thường xuyên đi xét nghiệm tại bệnh viện để nắm rõ tình trạng bệnh.
- Không tự ý chữa tại nhà, cần đến ngay bệnh viện nếu bệnh trở nặng.
Người bệnh nên nghỉ ngơi và dùng biện pháp hạ sốt
Sốt xuất huyết ăn cơm được không?
Sốt xuất huyết hoàn toàn có thể ăn được cơm. Tuy nhiên, cơm thường có tính cứng, không mềm như cháo, do đó không phù hợp với bệnh nhân bị sốt xuất huyết khi ăn. Vậy nên hãy cho người bệnh ăn những thứ thật mềm và loãng để tiện lợi cho việc tiêu hóa.
Sốt xuất huyết ăn tôm được không?
Người bị sốt xuất huyết hoàn toàn có thể ăn được tôm, tuy nhiên với số lượng vừa phải và đặc biệt là bản thân không hề bị dị ứng với tôm. Ngoài ra trong khi chế biến tôm, cần tránh cho các gia vị cay nồng, tránh chiên xào khiến tôm nhiều dầu mỡ. Bởi những điều này gây hại cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Sốt xuất huyết có được ăn thịt gà không?
Thịt gà cung cấp rất nhiều dinh dưỡng, các khoáng chất và vitamin có lợi với người bệnh. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể ăn được thịt gà để cải thiện hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên cần ăn số lượng vừa phải bởi thịt gà giàu protein, có thể khiến tăng nhiệt lượng cơ thể và khiến quá trình hạ sốt bị ảnh hưởng.
Sốt xuất huyết ăn yến được không?
Yến mặc dù chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng nó lại có tính hàn và vị ngọt. Điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị sốt xuất huyết của cơ thể do yến có thể nuôi dưỡng vi khuẩn khiến chúng có thể mạnh hơn. Từ đó bệnh sẽ rất lâu khỏi, sốt sẽ khó hạ, cơ thể khó hồi phục.
NGUỒN THAM KHẢO Healthy diet tips for dengue patients - Thedailystar - xuất bản ngày 9/8/2019 Eat These 7 Foods To Recover From Dengue Fever Faster - Indiatimes - xuất bản ngày 20/6/2019 |