Tác dụng của quả chanh và những tác hại ít ai biết từ loại quả ở đâu cũng có này

Khánh Hằng - Ngày 16/12/2021 16:10 PM (GMT+7)

Quả chanh đem lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết đến.

Chanh là loại quả vô cùng quen thuộc ở Việt Nam, thuộc họ cam quýt, thường được dùng để chế biến đồ ăn, đồ uống, làm đẹp. Ngoài ra, chanh còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và các hợp chất thực vật có lợi khác nhau.

Quả chanh rất giàu chất dinh dưỡng và các chất chống oxy hóa. Một quả chanh cỡ trung bình chứa khoảng:

- Calo: 20

- Nước: 89%

- Protein: 1,1 gam

- Tinh bột: 7 gam

- Chất đạm: 0,5 gam

- Chất béo: 0,1 gam

- Chất xơ: 1,9 gam

- Vitamin C: 51% giá trị dinh dưỡng khuyến cáo hàng ngày (RDI)

- Sắt: 2% RDI

- Canxi: 2% RDI

- Vitamin B6: 2% RDI

- Thiamine: 2% RDI

- Kali: 1% RDI

Theo nghiên cứu khoa học, chanh có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng và hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa. 

Tác dụng của quả chanh và những tác hại ít ai biết từ loại quả ở đâu cũng có này - 1

Tác dụng của quả chanh

1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Chanh là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Một quả chanh trung bình cung cấp khoảng 31mg vitamin C, chiếm 51% giá trị dinh dưỡng khuyến cáo hàng ngày (RDI). Nghiên cứu cho thấy ăn trái cây và rau quả giàu vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Tuy nhiên, không chỉ có vitamin C mới tốt cho tim mạch. Chất xơ và các hợp chất thực vật trong quả chanh cũng có thể làm giảm đáng kể một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc ăn 24g chiết xuất chất xơ từ trái cây họ cam quýt hàng ngày trong một tháng sẽ làm giảm tổng mức cholesterol trong máu.

Các hợp chất thực vật được tìm thấy trong chanh - cụ thể là hesperidin và diosmin - cũng được phát hiện có tác dụng giảm cholesterol, một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim.

Ngoài ra, quả chanh còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, limonoid, kaempferol, quercetin và axit ascorbic, giúp giảm căng thẳng oxy hóa, ức chế các gốc tự do, từ đó ngăn chặn các bệnh mãn tính, trong đó có bệnh tim.

2. Giúp kiểm soát cân nặng

Chanh thường xuyên xuất hiện trong các thực phẩm hỗ trợ giảm cân. Trong quả chanh có chứa chất xơ pectin hòa tan sẽ nở trong dạ dày, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó giảm lượng tiêu thụ thức ăn hàng ngày và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Hơn nữa, các hợp chất thực vật có trong quả chanh cũng giúp hỗ trợ giảm cân.

3. Ngăn ngừa sỏi thận

Sỏi thận là những cục nhỏ hình thành khi các chất cặn bã kết tinh và tích tụ trong thận của bạn. Sỏi thận là căn bệnh khá phổ biến và gây ra không ít bất tiện cho cuộc sống.

Axit citric có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận bằng cách tăng lượng nước tiểu và tăng độ pH trong nước tiểu, tạo ra một môi trường ít thuận lợi hơn cho việc hình thành sỏi thận. Chỉ với 125ml nước chanh mỗi ngày, bạn đã có thể cung cấp đủ axit citric để giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi ở những người đã mắc bệnh.

Tác dụng của quả chanh và những tác hại ít ai biết từ loại quả ở đâu cũng có này - 2

4. Phòng ngừa bệnh thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt khá phổ biến. Nó xảy ra khi bạn không nhận đủ sắt từ thực phẩm bạn ăn.

Chanh có chứa một số chất sắt, nhưng lợi ích phòng ngừa bệnh thiếu máu của quả chanh chủ yếu đến từ việc nó giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu bằng cách cải thiện sự hấp thụ chất sắt của bạn từ thực phẩm thực vật.

Ruột dễ dàng hấp thụ sắt từ các loại thịt được gọi là sắt heme, tuy nhiên sắt từ nguồn thực vật (sắt không heme) không dễ dàng như vậy. Trong khi đó, sự hấp thụ này có thể được cải thiện bằng cách tiêu thụ vitamin C và axit citric.

Bởi vì chanh chứa cả vitamin C và axit xitric, chúng có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu bằng cách đảm bảo rằng bạn hấp thụ càng nhiều chất sắt càng tốt từ chế độ ăn uống của mình.

5. Giảm nguy cơ ung thư

Một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Một số nghiên cứu quan sát đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều trái cây họ cam quýt nhất có nguy cơ ung thư thấp hơn.

Các chất chống oxy hóa có trong quả chanh bao gồm flavonoid, limonoid, kaempferol, quercetin, axit ascorbic và vitamin C; các hợp chất thực vật có lợi trong quả chanh bao gồm: axit citric, hesperidin, beta-cryptoxanthin, diosmin, eriocitrin và D-limonene đều có lợi ích giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những hợp chất này ngăn chặn các khối u ác tính phát triển ở lưỡi, phổi và ruột kết.

6. Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa

Chanh được tạo thành từ khoảng 10% carb, chủ yếu ở dạng chất xơ hòa tan và đường đơn. Chất xơ chính trong chanh là pectin, một dạng chất xơ hòa tan có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chất xơ hòa tan có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột. Những tác động này có thể dẫn đến giảm lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, để có được những lợi ích của chất xơ từ chanh, bạn cần ăn cả cùi. Nếu chỉ lấy nước cốt chanh, lợi ích từ chất xơ sẽ không còn nữa.

Tác dụng của quả chanh và những tác hại ít ai biết từ loại quả ở đâu cũng có này - 3

7. Cải thiện sức khỏe làn da

Chanh có một số tính chất có thể thúc đẩy làn da khỏe mạnh. Loại quả này có hàm lượng vitamin C cao, loại vitamin cần thiết để tái tạo collagen trong cơ thể. Collagen là một loại protein giữ cho làn da săn chắc và khỏe mạnh. Một quả chanh cỡ trung bình nặng khoảng 67g cung cấp hơn 20% RDI cho chất dinh dưỡng này.

Một nghiên cứu trên 4.000 phụ nữ cho thấy những người ăn nhiều vitamin C có nguy cơ xuất hiện nếp nhăn ít hơn và tránh được tình trạng da khô trong quá trình lão hóa.

Tác hại của quả chanh

Chanh an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, với những người bị dị ứng với các loại trái cây có múi, chanh có thể gây ra các triệu chứng dị ứng thực phẩm, chẳng hạn như sưng, nổi mề đay và khó thở. Nếu điều này xảy ra, người dùng nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế.

Ngoài ra, chanh có vị chua và tính axit cao. Người bị dạ dày, bệnh đường ruột không nên dùng chanh tươi có thể gây loét dạ dày ở mức nhẹ hoặc nặng. Bạn có thể uống nước chanh tươi pha loãng, hàm lượng axít cũng sẽ bị giảm mạnh, tránh gây hại cơ thể. 

Việc tiêu thụ quá nhiều chanh có thể làm tăng nguy cơ sâu răng, vì axit trong chanh và các loại trái cây có múi khác có thể làm mòn men răng. Do đó, nên súc miệng kỹ sau khi ăn chanh hoặc uống nước chanh để tránh ảnh hưởng tới răng miệng.

Nguồn tham khảo:

6 Evidence-Based Health Benefits of Lemons - Đăng tải trên trang tin y tế Health Line - Xuất bản ngày 7/1/2019.

Tác dụng của quả vải, ăn vải có gây ra những tác hại gì không?
Quả vải rất bổ dưỡng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải cứ ăn nhiều vải sẽ tốt cho cơ thể.

Sống khỏe

Khánh Hằng (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe