Tác dụng phụ của rau ngót bị nhiều người bỏ qua

Ngày 20/04/2017 18:04 PM (GMT+7)

Rau ngót là lựa chọn số 1 của phụ nữ sau sinh, tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai có tiền sử xảy thai, phụ nữ thụ tinh trong ống nghiệm… thì được khuyên tuyệt đối không nên dùng.

Rau ngót nổi tiếng là thực phẩm giàu chất đạm, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng, canxi, phốt pho, vitamin C... cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, rau ngót không "lành" 100% với tất cả mọi người.

Dưới đây là 3 nhóm người được khuyên nên cân nhắc khi ăn rau ngót:

Tác dụng phụ của rau ngót bị nhiều người bỏ qua - 1

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu được khuyên không nên ăn rau ngót. (Ảnh minh họa)

Tăng nguy cơ gây sảy thai

Cho đến nay, chưa có nhiên cứu khoa học nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung khiến phụ nữ mang thai rất dễ sảy thai. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều.

Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.

Nguy cơ gây mất ngủ

Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ. Tại Đài Loan, đã có báo cáo rằng trong những người uống nước ép rau ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau 1 ngày ngừng tiêu thụ. Theo tờ Sriana, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác dụng phụ trên.

Không tốt cho người còi xương, thiếu canxi

Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót và thực phẩm khác được ăn kèm. Do đó, những người bị thiếu canxi, còi xương tốt nhất không nên ăn.

Tác dụng phụ của rau ngót bị nhiều người bỏ qua - 2

Tăng nguy cơ mất ngủ, kém ăn nếu bạn uống rau ngót sống. (Ảnh minh họa)

Cách chọn và chế biến rau ngót đúng cách:

Phân biệt rau ngót sạch

Về màu sắc, rau ngót sạch và ngon có màu xanh lá mạ. Trong khi đó, những cành lá rau ngót có màu xanh sẫm thường được phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

Không nên mua những mớ rau ngót có lá dày hoặc lá xoăn lại bất thườn, hoặc rau ngót có quá nhiều lá non. Nên chọn loại rau ngót có lá mỏng nhưng cứng, lá rau không đều nhau, một số lá nếu để ý có vài chỗ bị sâu cắn.

Khi nấu, nếu là rau ngót tươi ngon thường nước có màu xanh nhạt và trong. Còn đối với loại rau có hóa chất độc hại, nước canh sẽ đen ngòm, nhiều nhớt, nổi váng, bọt xunh quanh.

Chế biến đúng cách

- Rau ngót mua về cần rửa sạch nhiều lần nước, ngâm nước muối khoảng 15 - 20 phút để hạn chế chất độc hại.

- Để giữ được các chất dinh dưỡng chứa trong rau ngót, khi chế biến các bà nội trợ nên để nguyên lá, không vò nát rồi rửa lại bởi như vậy sẽ mất hết dinh dưỡng.

- Nếu muốn rau ngót chín nhanh và ăn mềm hơn thì trước khi nước sôi, bạn nên cho vào một ít muối, sau đó vò sơ và cho vào nấu vừa chín.

Theo M.H (th)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Chuối xanh có giá trị dinh dưỡng rất đặc biệt. Với hàm lượng chất xơ và tinh bột kháng cao, chuối xanh không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa...

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe